Sunteți pe pagina 1din 7

NGUYỄN THỊ KIM CHÂU

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC DƯỢC LIỆU TRONG BÀI THUỐC BỔ THẬN,
TRÁNG DƯƠNG CỦA AMA KÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC


KHÓA 2000-2005

Với lòng biết ơn sâu sắc em xin gửi tớI


Thầy PGS-TS NGUYỄN MINH ĐỨC
Thầy đã quan tâm giúp đỡ, cung cấp tài liệu tham khảo và tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt khóa
luận này.
Em xin chân thành cám ơn

BS. Hồ Việt Sang - Phó Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Đăk Lăk
đã hợp tác nghiên cứu kế thừa và cung cấp dược liệu của bài thuốc Ama Kông cho đề tài nghiên cứu này.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rối loạn cương dương là một bệnh mang tính xã hội. Bệnh tuy không gây tử vong, cũng như không cần phải
xử trí cấp cứu nhưng dần dần ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần con người . Bệnh nhân luôn bị ám ảnh một
mặc cảm bất lực. Trạng thái mất cân bằng nảy sinh ra chán nản trong công tác, trong sinh hoạt giao tiếp,
trầm cảm trong suy tư và là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh khác về tâm thần như suy nhược thần kinh,
trầm cảm, tâm thần phân liệt.

Theo thống kê, năm 2000 trên toàn thế giới có khoảng 300 triệu nam giới mắc chứng bệnh này ( Richard và
Tom Lue, Mỹ). Còn tại Việt Nam có đến 15,7% nam giới mắc bệnh này.

Chính những nguyên nhân trên đã thôi thúc các nhà khoa học trên toàn thế giới không ngừng tìm kiếm các
phương pháp chữa trị chứng rốI loạn cương dương.

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa trị chứng rốI roạn cương dương nhưng sử dụng thuốc được xem là
phương pháp có hiệu quả và đáp ứng tốt nhất. Trên thế giới hiện đang lưu hành một số sản phẩm tân dược
như Viagra (sidenafil), Levitra (vardenafil), Cialis ( tadalafil),… Tại Việt Nam cũng đã sản xuất được một
sản phẩm là Adagrin (sidenafil). Tuy nhiên, giá thành các sản phẩm này khá đắt và còn có nhiều tác dụng
phụ, thậm trí rất nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không sử dụng đúng chỉ định hay đúng đối tượng.

Trong y học cổ truyền và dân gian Việt Nam cũng có những vị thuốc, bài thuốc từ thực vật, động vật có tính
bổ thận, tráng dương, phòng ngừa và điều trị chứng “ yếu sinh lý” ở nam giới. Từ nhiều năm nay, tại Bản
Đôn ( tỉnh Đăklăk), bài thuốc “ T’Klơng – M’Lêng” của già làng Ama Kông – dũng sĩ săn voi số 1 Tây
Nguyên đã được lưu truyền rộng rãi. Bài thuốc này có hiệu quả tuy không tức thờI nhưng có thể hạn chế các
tác dụng phụ gây ra bởi các thuốc tân dược trên và có thể dùng lâu dài. Tuy nhiên, bài thuốc này được sử
dụng rộng rãi nhưng chưa có một cơ quan chức năng nào xác minh về tính hiệu quả của bài thuốc.

Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu với Hội Đông Y Đăklăk, đại diện thừa kế bài thuốc là BS. Hồ Việt
Sang, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ Nghiên cứu thành phần hoá học các dược liệu trong bài thuốc
của Amakông” với các nội dung thực nghiệm như sau:

- Khảo sát đặc tính dược liệu và phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật.

- Tiến hành chiết xuất và phân lập các hợp chất có trong các dược liệu.

- Xác định cấu trúc các hợp chất phân lập.

TỔNG QUAN
1. GIỚI THIỆU VỀ CHỨNG RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG
1.1 ĐẠI CƯƠNG
1.2 DỊCH TỂ HỌC
1.3 NGUYÊN NHÂN
1.3.1 Tâm thần
- Do bệnh tật: Bệnh trầm cảm, bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống (mở đại tràng ra da, mở bàng quang ra
da vĩnh viễn,…), biến chứng của các bệnh nặng (tai biến mạch máu não, ung thư di căn, suy tim, suy thận
mạn,…)

- Do môi trường: môi trường không thuận lợi cho giao hợp.

- Do đối tượng: đối tượng không thích hợp.

- Do rối loạn tinh thần: lo sợ, ám ảnh,…

1.3.2 Thần kinh


- Tổn thương não: tai biến mạch máu não, bệnh Parkinson, Alzheimer

- Tổn thương tủy sống: tổn thương tại hoặc dưới S2 – S4, tổn thương chùm đuôi ngựa,…

- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên : tổn thương dây thần kinh thẹn, tổn thương dây thần kinh lưng dương
vật.

1.3.3 Mạch máu


- Động mạch: tổn thương ngoài dương vật ( động mạch thẹn, động mạch hông chung, hông trong,…) và tại
dương vật ( xơ hoá động mạch dương vật,…).
- Tĩnh mạch: do thể hang - thể xốp,…

1.3.4 Nội tiết


- Đái tháo đường.
- Giảm testosteron huyết do tuổi cao hay trong chứng giảm tuyến sinh dục.
- Rối loạn chức năng trục dưới đồi tuyến yên do bướu, chấn thương.
- Tăng prolactin huyết trong bướu lành tuyến yên.
- Cường giáp hoặc suy giáp.
- Chứng giảm tuyến sinh dục: hội chứng Kallman, hộI chứng Prader – Willi, bướu tuyến yên,…
- Hội chứng Cushing.

1.3.5 Bất thường cấu trúc thể hang


1.3.6 Bệnh hệ thống
- Suy thận giai đoạn chạy thận nhân tạo.
- Lão hóa toàn thân trên người cao tuổi với giảm testosteron, rối loạn vùng dưới đồi - tuyến yên.
- Xơ mỡ động mạch tòan thể.
- Tăng cholesterol huyết.
- Đa xơ hóa.

1.3.7 Thuốc
- Thuốc điều trị huyết áp cao: thuốc tác dụng vào hệ thần kinh trung ương (methyldopa),clonidin,…), thuốc
có tác dụng ức chế alpha ngọai biên (propanolol, spironolacton,…).
- Thuốc chống trầm cảm: thuốc an thần (lorazepam, bromazepam,…), thuốc ngủ (nitrazepam, temazepam,
barbiturat,…)
- Thuốc kháng androgen: cimetidin, ketaconozol, cyoroterin,…
- Thuốc làm tăng estrogen hay prolactin.

2. MỘT SỐ CÓ TÁC DỤNG CHỐNG RỐI LOẠN CƯƠNG DƯƠNG


Hiện nay, trên thị trường, dược phẩm điều trị chứng rối loạn cương dương có ít nhất 10 loại thực sự đã được
nghiên cứu, theo dõi và đánh giá theo các trình tự khoa học có thể tin cậy được. Ngoài ra còn có rất nhiều
loại từ dược thảo, tinh chất, côn trùng, sinh vật…điều chế theo kiểu gia truyền mà công thức pha chế hoàn
tòan được giữ bí mật.

2.1 THUỐC HÓA DƯỢC


Một số dược phẩm có tác dụng chống rối loạn cương dương đang được lưu hành rộng rãi trên thế giới như
Viagra (sidenafil), Levitra (vardenafil), Cialis (tadalafil)… Tại Việt Nam đã sản xuất được một sản phẩm là
Adagrin (sidenafil) của công ty ICA Pharmaceuticals.
Năm 1991, sidenafil được đem ra thử nghiệm. Năm 1992, vai trò của nitric oxid (NO) ảnh hưởng trên sự dồn
máu ở dương vật đã được giải thích và cơ chế tác động của sidenafil được làm sáng tỏ ( Hồ Đắc Duy, Sức
khỏe và đời sống, số 279, 24, 2004).

Đến năm 1998, sản phẩm Viagra (sidenafil) của hãng Pfizer đã được Cơ quan quản lý thực phẩm và dược
phẩm của Hoa Kỳ (FDA) chính thức chấp nhận cho phép lưu hành tại Mỹ (Hồ Đắc Duy, Sức khỏe và đời
sống, số 279, 24, 2004). Tuy nhiên, Viagra gây nhiều tác dụng phụ ( rối loạn cảm nhận màu sắc đối với thị
giác, chống chỉ định khi bị rối loạn tim mạch nặng, khi dùng thuốc loại nitrit trị tim mạch…) nên việc sử
dụng phải được chỉ định và theo dõi chặt chẽ bởi Bác Sĩ điều trị.

Gần đây, hai loại dược phẩm có tác dụng trị chứng rối loạn cương dương được Bộ Y Tế chính thức cấp phép
lưu hành ở Việt Nam là Levitra (vardenafil) của hãng Bayer và Viagra (sidenafil) của hãng Eli Lilly. Hai sản
phẩm này có tác dụng tương tự Viagra (Sidenafil) là ức chế tạm thời men phosphodiesterase type 5 (PDE5),
giúp dương vật giữ máu và cương cứng, tuy nhiên, thời điểm có tác dụng và thời gian kéo dài tác dụng được
cải thiện so với Viagra.

2.2 THUỐC CÓ NGUỒN GỐC DƯỢC LIỆU


Với sự xuất hiện của Viagra, các nhà khoa học của một số nước trên thế giới, nhất là các nước Châu Á, đã
bắt tay vào việc nghiên cứu từ kho tàng dược liệu ở nước mình để tìm ra các thuốc trị rối loạn cương dương
thay thế Viagra. Bản tin NANMAP ( viết tắt của Newsletter of the Asian netword on Medicinal and
Aromatic Plant, bản tin 2 tháng ra 1 lần của Tổ Chức NANMAP, trực thuộc Tổ chức Lương Nông Thế Giới
FAO) số 37, Tháng 6 năm 1999, đã đăng tin tóm tắt kết quả nghiên cứu về vấn đề này ở Malaysia và Thái
Lan ( Nguyễn Hữu Đức , Sức khỏe và đời sống , số 85, 11,2000).

Ở Malaysia, một chế phẩm bào chế từ dược liệu được ghi nhận là có thể thay thế Viagra. Đó là thuốc điều
chế từ bạch quả (Ginkgo biloba Lin. Ginkgoaceae), nhân sâm (Pnax ginseng C.A. Mey Araliaceae), một loại
Polygonum sp. Polygonaacae, một loại Tribulus sp. Zygophyllaceae, thuốc này đã được đăng ký đưa ra thị
trường.

Một cây thuốc có tên là bá bệnh, còn gọi là hậu phác (Eurycoma longifolia Jack. Simarubaceae) đã được
nghiên cứu có nhiều tác dụng khác nhau, nay được ghi nhận tại Malaysia là có tác dụng kích thích hoạt động
tình dục. Dịch chiết của hậu phác trong nghiên cứu làm tăng sự thành lập testosteron ở người ấp 4,4 l ần.
Một chế phẩm khác gồm tiểu hồi (Foeniculum vulgare P. Miller var dulce Umbelliferea), tiêu (Piper nigrum
L. Piperaceae), một loại nghệ (Curcuma domestica Lour. Zingiberaceae), một loại Alyxia ( người Malaysia
gọi là “Mempalas Hari”, Alyxia reiwardtii Apocynaceae) cũng được ghi nhận ở Malaysia là trị được “ bất
lực” ( Nguyễn Hữu Đức, sức khỏe và đời sống, số 85,11,2000).

Ở Thái Lan, một nhà khoa học ở trường đại học Chulalongkorn (Bangkok) phát hiện hai loại cây mà người
Thái gọi là “Kwao khreua” có tác dụng giống như nội tiết tố sinh dục. Loại thứ nhất có tên là “Kwao khreua
trắng” (Puereria candollei var mirifica Fabaceae) có tác dụng như một loại “estrogen thực vật” (phyto –
estrogen) có thể làm tăng thể tích ngực của người phụ nữ. Loại thứ hai là “Kwao khreua đỏ” (Butea superba
Roxb. Fabaceae) có tác dụng như “androgen thực vật (phyto – androgen) có thể trị “ bất lực”, và theo ghi
nhận của nhà khoa học này, còn mạnh hơn cả Viagra ( Nguyễn Hữu Đức, Sức khỏe và đời sống, số
85,11,2000).

Vào năm 2000, Adimoelja ở Indonesia và Adaikan cùng cộng sự ở Singapore đã đưa ra bằng chứng cho thấy
protodioscin, một hợp chất có trong dịch triết loài Tribulus terrestris L. Zygophyllaceae, có thể cải thiện sự
ham muốn tình dục và làm tăng khả năng cương dương. Adimoelja cho là protodioscin tác động thông qua
chất chuyển hóa của nó là đehdroepiandrosteron (DHEA). Về mặt hóa học, protodioscin là một hợp chất
phức tạp (C51H84O22), có chứa nhân furost – 5 – en – 3,22,26 – triol và các phân tử đường gắn ở vị trí C –
3 và C – 26 hydroxul. Một chế phẩm từ T. terrestris có trên thị trường với tên thương mại là Libilov.

Trước đây đã có những nghiên cứu về hồng sâm Triều Tiên và một số tác giả cũng như FDA khẳng định
rằng loại sâm này không làm thuyên giảm hòan tòan chứng rối loạn cương dương nhưng có đáp ứng một
phần. Chiết xuất từ rễ nhân sâm gồm rất nhiều hợp chất như các steroid, peptid, triterpen saponin,…, đặc biệt
là các ginseng sapogenin.

So với Viagra, hai hợp chất pyrano – isoflavone (kraussianon 1, kraussianon 2) từ rễ cây loạI Eriosema
kraussianum Fabaceae đã đạt được 85% và 65% kết quả mong muốn khi đánh giá mức độ làm dãn cơ trơn
thể hang.

Hai hợp chất này được tìm thấy trong một giống cây đã được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước bởi người bản
địa ở Kwa – Zulu Natal để chữa bệnh bất lực ở nam giới. Điều đáng chú ý là người da đỏ ở một vùng của
Venezuela đã dùng nước sắc rễ cây từ loại Eriosema rufum Fabaceae để chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ.

Chế phẩm “ Catuama” ở Brazil gồm 4 loi dược liệu : Paullina cupana, Trichilia catigua Meliaceae, Zingiber
officinalis và Ptychopetalum olacoides. Trước đây mỗi loại dược liệu được dùng riêng lẻ với nhiều mục đích
như giảm đau, kháng khuẩn, trợ tim, nhuận tràng và làm chậm mạch. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người ta
đã dùng cả 4 loại dược liệu này như là thuốc kích thích tình dục. Chế phẩm pha chế từ gỗ và vỏ của 2 lòai
Ptychopetalum ocaloides và P.uncintum, người Brazil thường gọi là “muira puma”, có nhiều công dụng khác
nhau bao gồm cả điều trị chứng bất lực. Những thử nghiệm trên người của một nhóm nhà khoa học Pháp
( Waynberg, 1990) đã cho thấy rằng loại thuốc này có hiệu quả trong việc làm tăng ham muốn tình dục và
điều trị chứng rối loạn cương dương .

2.3 MỘT SỐ BÀI THUỐC DÂN GIAN

Bài thuốc “ Minh Mạng thang” ( Nguyễn Văn Dương, Sức khỏe và đời sống, số 91,92 và 95,2000)

Dưới thời vua Minh Mạng, các ngự y đã nghiên cứu để cho ra bài thuốc giúp vị quân vương này có sức khỏe
dồi dào. Các lương y đã sưu tầm và truyền lại đến ngày nay.

Có 3 bài thuốc được kế thừa:

- Bài “ Nhất dạ ngũ giao”.

- Bài “ Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử”.

- Bài “ Yếu cốt – Thống dược tửu”.

Ở đây, tôi xin giới thiệu hai bài “Nhất dạ ngũ giao” và “ Yếu cốt – Thống dược tửu”.

Bài “Nhất dạ ngũ giao”


1. Nhục thung dung................ 3chỉ

2. Táo nhân............................. 2chỉ

3. Xuyên quy.......................... 5chỉ

4. Cốt toái bổ......................... 2chỉ

5. Cam cúc hoa...................... 3chỉ


6. Xuyên Ngưu tất................. 2chỉ

7. Nhân sâm........................... 5chỉ

8. Chích kỳ............................. 2chỉ

9. Sinh địa.............................. 3chỉ

10. Thạch hộc........................... 3chỉ


11. Xuyên khung................... 3chỉ

12. Xuyên tục đoạn............... 2chỉ

13. Xuyên đỗ trọng............... 3chỉ

14. Quản bì............................ 2chỉ

15. Câu kỷ tử.......................... 5chỉ

16. Đại đảng sâm................... 2.5chỉ

17. Thục địa............................ 5chỉ

18. Đan sâm........................... 3chỉ

19. Đại táo ............................ 10trái

20. Đường phèn..................... 3lạng

Cách dùng:

Lấy 3 lít rượu nếp ngon đổ vào keo thuốc ngâm 5 ngày 5 đêm, nấu 3 lạng đường phèn với nước sôi để tan
đường và nguội, ngày thứ 6 đổ vào keo ngâm thang thuốc, trộn đều và để đến ngày thứ 10 rồi lọc kỹ, cho vào
chai.

Sáng uống 2 ly nhỏ (30ml), trưa 1 ly và tối trước khi đi ngũ uống một ly, uống trong lúc bụng đói trước khi
ăn cơm.

Khi ngâm rượu, nhiều người thường hay cho mật ong, nhưng mật ong không hay bằng đường phèn. Mật ong
tuy bổ nhưng lại nóng, chỉ thích hợp cho những người tạng hàn.

Theo kinh nghiệm của các cụ lương y cao niên thì Bài “Nhất dạ ngũ giao” thích hợp với những người trẻ từ
45 tuổi trở xuống. Còn bài “Nhất dạ lục giao” thích hợp với những người trên 45 tuổi và các vị cao niên.

Công dụng:

Bài thuốc ngâm rượu này dùng cho người yếu sinh lý uống rất tốt vì nó có tác dụng đại bổ tạng thận, uống
vào tăng lực, khắc phục tình trạng xuất tinh quá sớm, dùng lâu ngày tai thính, mắt tỏ. Trong bài thuốc này đã
sử dụng 3 loại sâm bổ khí, bổ huyết như đại đảng sâm, nhân sâm và đan sâm cùng các vị thuốc kèm theo làm
bài thuốc càng tăng hiệu quả.

Bài “ Yếu cốt – Thống dược tửu”

Thành phần:

1.Lão thục địa .................................40g


2.Phòng đảng sâm ...........................40g

3.Câu kỷ tử ..................................40g

4.Bắc đỗ trọng................................. 40g

5.Hòang tinh .................................. 40g

6.Nhục thung dung ...................... 40g


7. Sinh hòang kỳ………..... 20g
8. Xuyên tục đoạn……… .. 20g

9. Xuyên quy…………… .. 20g

10.Dâm dương hoắc……. ..20g

11.Long nhãn nhục……... ..20g

12.Đại táo………………. .. 30g

Cách dùng:

Đổ vào keo 3 lít rượu nếp ngon, cho thuốc vào ngâm 7 ngày 7 đêm, nấu nước sôi để hòa tan 2 lạng đường
phèn, để nguội, cho vào keo thuốc rượu để tiếp 10 ngày thì lọc kỹ, cho vào chai dùng lâu ngày.

Mỗi lần uống một ly nhỏ (30ml) vào buổi trưa, chiều và tối trước khi đi ngủ, nên uống trước bữa ăn. Khi sử
dụng bài thuốc nên uống điều độ, không nên lạm dụng uống đến say xỉn làm mất tác dụng bài thuốc.

Công dụng:

Bài thuốc này chủ yếu đại bổ cho tạng thận, nhất là bệnh thận hư mãn tính, đau lưng, nhức mỏi gân cốt, hay
mệt mỏi, ăn uống sút giảm, khó tiêu, mất ngủ, nhức đầu, hay quên, lãng trí, lao lực…

Trong đơn thuốc này có sử dụng các vị thuốc rất độc đáo như hắc kỳ, nhục thung dung, dâm dương hoắc, do
vậy thuốc nhập thận bổ não rất tốt.

Bên cạnh bài “Minh Mạng thang” nổi tiếng, còn có những loại rượu thuốc trị bệnh này.

- Rượu bảo lật ( hạt dẻ, rượu trắng).

- Rượu tiên mao (tiên mao, rượu trắng).

- Rượu đông trùng hạ thảo (đông trùng hạ thảo, rượu trắng)

- Rượu minh hà (tôm he) ( minh hà, rượu trắng)

- Rượu tam thạch (bạch thạch anh, dương khối thạch, từ thạch, rượu trắng)

- Rượu thận kinh thảo (thận kinh thảo, rượu trắng).

- Rượu hồng sâm hải cẩu thận (hồng sâm, thận hải cẩu, rượu cao lương 1 lượng thích hợp) .

- Rượu bản lật chư thận (hạt dẻ, thận lợn, rượu trắng).

Theo Trần Văn Kỳ, thuốc bổ dương là những loạI thuốc dùng để chữa chứng dương hư. Chứng dương hư
thường gặp trên lâm sàng là thận dương hư, tỳ dương hư và tâm dương hư. Nhưng do thận vừa là nguồn gốc
Tiên thiên, vừa là căn bản của sự sống, tòan bộ dương khí trong người là do thận cung cấp và duy trì, cho
nên thuốc bổ dương chủ yếu là thuốc bổ thận dương.

Theo nhiều tư liệu nghiên cứu về lâm sàn thực nghiệm, thuốc bổ dương có những tác dụng khái quát như
sau:

- Điều chỉnh chức năng vỏ tuyến thượng thận.

- Điều chỉnh chuyển hóa năng lượng, tăng cường sản nhiệt.

- Làm khỏe cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Tăng cường chức năng tình dục.

- Nâng cao sức đề kháng cơ thể.

Một số thuốc bổ dương được biết đến như:lộc nhung, tắc kè, tứ hà sa, ích trí nhân, bổ cốt chi, nhục thung
dung, ba kích thiên, dâm dương hoắc, đỗ trọng, tục đoạn, cẩu tích, cốt toái hổ, thỏ ti tử…

Trong dân gian có rất nhiều món ăn có tác dụng trị bệnh rối loạn cương dương như:

- Thịt chó hầm bát giác, tiểu hồi hương, trần bì.

- Ba ba hầm nhân sâm, sơn dược, thục địa hòang.

- Cá ngựa hấp với gà mái tơ, ngũ gia bì.

- Cật dê hầm đỗ trọng

- Gà trống tơ hầm hà thủ ô, thục địa, tử hà xa, đại táo.

- Tinh hòan chó uống với rượu.

- Thịt dê, rượu, táo, hòang kỳ.

Âu Anh Khâm cũng sưu tầm được một số món ăn như:

- Bong bóng cá, nước cơm.

- Rượu, cua bể.

- Sa sâm, đông trùng hạ thảo, thịt rùa.

- Giun đất, rượu trắng.

- Chim sẻ, muối rang.

- Vừng gạo, nhau thai nhi.

- Hạnh đào, nhộng tằm.

- Nhân sâm, rắn bờm ngựa.

S-ar putea să vă placă și