Sunteți pe pagina 1din 82

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁ TR NH Ô N
PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI AI
VÀNG, AI CHIẾ THỦY
à SỐ: 05
NGH : TRỒNG AI VÀNG, AI CHIẾ THỦY
T :S

Hà i, Năm 2014
2

T YÊN BỐ BẢN Q Y N

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình dùng cho trình độ sơ cấp nghề nên
các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho
các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Mã tài liệu: MĐ 05
3

LỜI GIỚI THIỆ

Giáo trình mô đun Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy là một
trong năm giáo trình mô đun được biên soạn sử dụng cho khoá học nghề trồng
mai vàng, mai chiếu thủy. Mục tiêu chính của mô đun này là đào tạo lý thuyết
kết hợp với thực hành. Sau khi hoàn thành khóa, học viên có khả năng thực hiện
được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất trong điều tra phát hiện và phòng trừ các
loại dịch hại chính trên mai vàng, mai chiếu thủy.
Kết cấu mô đun gồm 5 bài.
Bài 1: Hóa chất sử dụng trong phòng trừ dịch hại cây trồng
Bài 2: Phòng trừ cỏ dại
Bài 3: Phòng trừ sâu hại
Bài 4: Phòng trừ bệnh hại
Bài 5: Phòng trừ dịch hại khác
Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực
hành trên các lĩnh vực: điều tra phát hiện, nhận biết và quản lý dịch hại trên đối
tượng cây trồng là cây mai vàng, mai chiếu thủy. Tuy nhiên do khả năng hạn chế
và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo trình không tránh khỏi
những sơ suất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, của các nhà khoa
học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Ban chủ nhiệm và các tác giả sẽ nghiêm
túc tiếp thu và chỉnh sửa để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu
cầu của người học.
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng
dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các
ý kiến đóng góp của Ban giám hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các cá nhân và tập thể ở
các trường, viện. Các chuyên gia thuộc lĩnh vực trồng trọt- bảo vệ thực vật đã
tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành
bộ giáo trình này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Tiến Huyền (chủ biên)
2. Lâm Anh Nghiêm
3. Trần Thị Thu Tâm
4. Nguyễn Thị Quyên
4

ỤC LỤC

ĐỀ MỤC
Tuyên bố bản quyền ........................................................................................ 2
Lời giới thiệu ................................................................................................... 3
Ô N: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI ......................................................... 7
Giới thiệu về mô đun ....................................................................................... 7
Bài 1: Hóa tt o ò t ừ dị ại ây t ồ .................................. 8
Mục tiêu ........................................................................................................... 8
Nội dung .......................................................................................................... 8
1. Định nghĩa thuốc Bảo vệ thực vật ............................................................... 8
2. Đặc điểm chung các thuốc trừ sâu, bệnh, cỏ dại ......................................... 10
3. Nguyên tắc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật................................................. 12
4. Các loại thuốc trừ côn trùng, ốc, nhện hại cây ............................................ 16
5. Dụng cụ phun thuốc Bảo vệ thực vật .......................................................... 23
BÀI 2: P ò t ừ ỏ dại ............................................................................... 27
Mục tiêu ........................................................................................................... 27
Nội dung ......................................................................................................... 27
1. Khái niệm và tác hại của cỏ dại .................................................................. 27
1.1 Khái niệm...................................................................................................27
1.2 Tác hại........................................................................................................27
1.3 Phân nhóm cỏ dại.......................................................................................28
2. Các loài cỏ dại phổ biến trong vườn mai vàng, mai chiếu
thủy......................................................................................................................30
2.1 Cỏ gà..............................................................................................................30
2.2 Cỏ mần trầu...................................................................................................31
2.3 Cỏ tranh ..................................................................................................... ...32
2.4 Cỏ gấu........................................................................................................ ...33
2.5 Cỏ hôi ........................................................................................................ ...35
5

2.6 Cỏ lào ........................................................................................................ 35


2.7 Trinh nữ ..................................................................................................... 36
3. Thời điểm làm cỏ ........................................................................................ 37
4. Phòng trừ cỏ dại trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy .............................. 37
Bài 3: P ò t ừ sâu ại ............................................................................... 49
Mục tiêu ........................................................................................................... 49
Nội dung .......................................................................................................... 49
1. Sâu hại trên cây mai vàng ........................................................................... 49
1.1 Bọ trĩ (bù lạch)...........................................................................................49
1.2. Sâu đục thân, cành .................................................................................... 51
1.3. Sâu lông (sâu nái) ..................................................................................... 51
1.4 Sâu tơ ......................................................................................................... 52
1.5. Rầy bông .................................................................................................. 52
1.6. Tò vò cắn lá làm tổ ................................................................................... 54
1.7 Rệp............................................................................................................. 54
2. Sâu hại trên cây mai chiếu thủy .................................................................. 55
2.1 Sâu đục thân, cành......................................................................................55
2.2 Sâu ăn lá .................................................................................................... 55
Bài 4: P ò t ừ bệ ại ............................................................................ 59
Mục tiêu:.......................................................................................................... 59
Nội dung: ......................................................................................................... 59
1. Bệnh hại trên cây mai vàng ......................................................................... 59
1.1. Bệnh cháy bìa lá ....................................................................................... 59
1.2. Bệnh thán thư ........................................................................................... 60
1.3. Bệnh rỉ sắt................................................................................................. 60
1.4. Bệnh nấm hồng..........................................................................................62
1.5. Bệnh đốm rong ......................................................................................... ..63
2. Bệnh hại trên cây mai chiếu thủy...................................................................63
6

Bài 5: P ò t ừ dị ại k ác........................................................................66
Mục tiêu..............................................................................................................66
Nội dung..............................................................................................................66
1. Nhện đỏ...........................................................................................................66
2. Ốc....................................................................................................................68
3. Sùng................................................................................................................69
4. Kiến.................................................................................................................70
Hướng dẫn giảng dây mô đun.............................................................................74
Tài liệu tham khảo...............................................................................................80
Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình..............................................81
Danh sách hội đồng nghiệm thu chương trình....................................................82
7

Ô N: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI CH AI VÀNG, AI CHIẾ THỦY


ã mô u : 05

Giới t iệu v mô u
Phòng trừ dịch hại cho mai vàng, mai chiếu thủy là mô đun thứ 5 trong
các mô đun của nghề Trồng mai vàng, mai chiếu thủy. Mô đun này cung cấp
những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong việc điều tra, phát hiện và phòng trừ
các loại dịch hại chính trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
8

Bài 01: Hóa t sử dụ t o ò t ừ dị ại ây t ồ

Mục tiêu:
- Nhận biết được các loại hóa chất thường sử dụng trong nghề trồng mai
vàng, mai chiếu thủy.
- Biết cách tính liều lượng, nồng độ và cách sử dụng thuốc Bảo vệ thực
vật (BVTV) trên cây trồng mai vàng, mai chiếu thủy.
- Áp dụng được nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.
- Sử dụng được trang thiết bị, dụng cụ phun xịt thuốc Bảo vệ thực vật.

A. N i dung
1. ị ĩa v t uố Bảo vệ t ự vật
1.1 ị ĩa
- Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …),
những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng
và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện,
tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …).
- Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban
hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ),
ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn
bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất
làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được
thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm
có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật
đến để tiêu diệt.
- Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại.
Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …)
có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng
được gọi là thuốc trừ dịch hại.
9

1.2 P â loại t uố Bảo vệ t ự vật


Thuốc bảo vệ thực vật có rất nhiều loại khác nhau (khoảng trên 10.000
hợp chất độc) và có nhiều cách phân loại khác nhau.
* Phân loại theo đối tượng diệt trừ có:
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc trừ bệnh
- Thuốc trừ vi khuẩn
- Thuốc trừ tuyến trùng
- Thuốc trừ nhện
- Thuốc trừ ốc sên
- Thuốc trừ chuột
- Thuốc trừ cỏ dại…
* Phân loại theo cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại có:
- Thuốc vị độc: Gây độc qua đường tiêu hóa
- Thuốc tiếp xúc: Gây độc qua da, qua vỏ cơ thể
- Thuốc xông hơi: Gây độc qua đường hô hấp…
* Phân loại theo nguồn gốc và thành phần hóa học có:
- Thuốc hóa học vô cơ
- Thuốc hóa học tổng hợp hữu cơ
- Thuốc thảo mộc…
1.3 Các dạng thuốc bảo vệ thực vật
- Thuốc dạng sữa: EC, ND
- Thuốc dạng bột thấm nước: WP, BTN, BHN
- Thuốc bột: D
- Thuốc dạng hạt: G, H
- Thuốc dạng dung dịch: SL, DD
- Thuốc dạng bột tan trong nước: SP
10

- Thuốc dạng dung dịch huyền phù: SC


- Thuốc phun lượng cực nhỏ: ULV
2. ặ iểm u á t uố t ừ sâu, bệ , ỏ dại
2.1 ặ iểm u ủa á t uố t ừ sâu
- Đa số những thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp đều là những
chất hữu cơ tổng hợp : Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, thuốc trừ sâu Pyrethroid (Cúc
trừ sâu tổng hợp), thuốc điều hoà sinh trưởng côn trùng, (như Atabron,
Nomolt…), thuốc trừ sâu Cacbamat, và các hợp chất hữu cơ khác (Padan,
Trebon, Confidor, Regent,…).
- Một số loại thuốc trừ sâu không phải là những hợp chất hoá học do con
người tổng hợp ra, chúng là những chế phẩm chứa những vi sinh vật hoặc những
độc tố do vi sinh vật tạo ra có tác dụng trừ sâu: Bacterine, Xentari, NPV,
Beauverine,… Ngoài ra có một số thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật:
Fortenone (Rotenone) chế từ rễ cây ruốc cá, thuốc trừ sâu Nimbecidine chế từ
hạt cây Neem (xoan ấn độ).
- Thuốc trừ sâu thường tác động đến sâu hại ở giai đoạn sâu non (ấu trùng).
Sâu non ở tuổi càng nhỏ càng dễ mẫn cảm với thuốc, dễ bị thuốc gây độc.
Trưởng thành của nhiều loại sâu hại cũng dễ bị thuốc gây độc (rầy nâu, bọ xít,
bọ cánh cứng, …).
- Thuốc trừ sâu thường ít có hiệu quả đối với giai đoạn nhộng. Đa số các
thuốc trừ sâu tổng hợp hữu cơ tác động đến hệ thần kinh côn trùng, có tác động
tiếp xúc, vị độc, và cả xông hơi, diệt côn trùng tương đối nhanh: Thuốc trừ sâu
lân hữu cơ, Cacbamat, cúc trừ sâu, …
- Một số thuốc trừ sâu có tác động chủ ngăn cản sự lột da của sâu non và ấu
trùng và hiệu lực trừ sâu thể hiện chậm hơn: Atabron, Nomolt, Applaud… Có
loại thuốc trừ sâu lại tác động chủ yếu đến hệ tiêu hoá, phá huỷ vách ruột côn
trùng: Thuốc trừ sâu BT.
- Thuộc về nhóm thuốc trừ sâu còn có những hợp chất tuy không gây độc
trực tiếp cho sâu hại nhưng lại góp phần hạn chế đáng kể tác hại của chúng đến
mùa màng.
+ Chất dẫn rụ Methyl Eugenol không gây độc trực tiếp cho côn trùng
nhưng có tác dụng thu hút nhiều loại ruồi đục trái cây từ xa di chuyển đến nơi có
phun thuốc khiến cho số lượng côn trùng bị nhiễm độc tăng cao (bẫy ruồi đục
quả Vizubon D), từ đó mà làm tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu.
11

+ Việc sử dụng những bẫy Pheromone trên đồng ruộng vào thời điểm côn
trùng trưởng thành ra rộ sẽ ngăn cản sự ghép cặp để giao phối của chúng, khiến
cho chúng không sinh sôi phát triển được.
- Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc trừ sâu đến sâu hại là cơ sở xây
dựng kế hoạch dùng luân phiên thuốc trừ sâu trên các ruộng vườn chuyên canh
nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại.
- Tính độc của thuốc trừ sâu đối với người và động vật có ích thay đổi
nhiều tuỳ theo nhóm thuốc, loại thuốc, dạng thành phần.
- Có những thuốc rất ít độc với người và động vật máu nóng: BT, Applaud,
Nomolt, … chúng được khuyến khích sử dụng trừ sâu trên rau xanh, trái cây, …
có những thuốc có độ độc cấp tính tương đối cao đối với người và động vật máu
nóng: Methomyl, … lại có những thuốc có tính độc cao với ong hoặc đối với cá
hoặc đối với thiên địch của sâu hại: Thiodan, … Trước khi quyết định chọn mua
một loại thuốc trừ sâu, cần đọc kỹ phần giới thiệu trên nhãn thuốc về những nội
dung nêu trên để cân nhắc, lựa chọn được loại thuốc thích hợp.
2.2 ặ iểm u ủa á t uố t ừ bệ
- Cũng như các loại thuốc khác; đa số các thuốc trừ nấm sử dụng trong
nông nghiệp đều là các hợp chất hữu cơ tổng hợp, so với thuốc trừ sâu thì thuốc
trừ nấm thuộc nhiều nhóm hoá học hơn, phức tạp hơn.
- Một số ít thuốc trừ nấm vô cơ còn được dùng hiện nay là các thuốc chứa
đồng (Boóc đô, Đồng oxyclorua, Đồng sunfat…) thuốc chứa lưu huỳnh
(Micrithiol, Sulox…).
- Một số thuốc trừ nấm bệnh là những chất kháng sinh (Validamicin,
Kasugamicin…).
- Có những thuốc trừ nấm chỉ có tác dụng phòng trị một hoặc vài bệnh nhất
định.
Ví dụ: Kitazin P chỉ có tác dụng trị bệnh đạo ôn (Bệnh cháy lá) hại lúa. Có
những loại lại có tác dụng trừ được rất nhiều loại nấm bệnh khác nhau, trên
nhiều cây trồng khác nhau, ví dụ: các thuốc trừ nấm Boóc đô, Đồng oxyclorua,
Benlat - C,…
- Trong các thuốc trừ nấm có một số loại nếu không sử dụng đúng kỹ thuật,
thuốc sẽ gây hại cho cây trồng. Thuốc Boóc đô nếu không được pha chế đúng
cách, khi phun dễ có khả năng gây cháy lá hoặc làm cho hoa bị hại; thuốc lưu
12

huỳnh dùng vào những ngày bị nắng nóng nhiều có thể trở thành kém an toàn
với cây.
2.3 ặ iểm u ủa á t uố t ừ ỏ
- Tất cả những thuốc trừ cỏ đang được sử dụng ở nước ta đều là những hợp
chất hữu cơ tổng hợp.
- Những thuốc trừ cỏ thông dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay
thường ít độc hơn với người và gia súc so với thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh. Tuy
nhiên không ngoại trừ có một số ít thuốc trừ cỏ có độ độc thấp như thuốc
Paraquat.
- Thuốc trừ cỏ dại là nhóm thuốc BVTV dễ gây hại cho cây trồng hơn cả.
Chỉ một sơ xuất nhỏ như chọn thuốc không thích hợp, sử dụng không đúng lúc,
không đúng liều lượng, không đúng cách, … là thuốc dễ có khả năng gây hại
cho cây trồng.
3. N uyê tắ sử dụ t uố Bảo vệ t ự vật
- Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng có nhiều sinh vật hại (SVH) và có
một số SVH xuất hiện trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, kể cả thời
gian đang thu hoạch. Do đó để bảo vệ năng suất cây trồng và giữ cho sản phẩm
có mẫu mã đẹp khi bán, người nông dân thường sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.
Trong thời gian qua việc sử dụng thuốc không đúng kỹ thuật đã gây ra những tác
hại không nhỏ ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường.
An toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật là vấn đề
cần được quan tâm hôm nay, trong đó người sử dụng thuốc BVTV cần nắm
vững 4 nguyên tắc cơ bản gồm: đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng
lúc và đúng cách.

Hình 5.1.1 Sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng


13

3.1. ú t uố
- Khi chọn mua thuốc BVTV nông dân cần biết rõ loại dịch hại cần phòng
trừ. Nếu không xác định được dịch hại nên nhờ cán bộ kỹ thuật BVTV nhận
diện giúp để có cơ sở chọn thuốc đúng và có hiệu lực cao để trừ loại dịch hại.
- Khi mua thuốc nên ưu tiên chọn thuốc ít độc với người và động vật máu
nóng.

- Cần mua những loại thuốc có tác động chọn lọc (có tác dụng trừ sâu bệnh
cao nhưng tương đối ít độc đối với sinh vật có ích như ong mật, cá tôm, ký sinh
và thiên địch).
- Chọn thuốc an toàn đối với cây trồng, ít nguy hại đến người tiêu thụ sản
phẩm. Chọn thuốc có thời gian cách ly ngắn, không lưu tồn lâu dài trong nguồn
nước và trong đất.
- Không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, không có trong danh mục
thuốc được phép sử dụng. Không sử dụng thuốc cấm.
3.2 ú li u lượ và ồ
- Liều lượng là lượng thuốc cần dùng cho một đơn vị diện tích và nồng độ
là độ pha loãng của thuốc trong nước để phun. Pha đúng nồng độ và phun đủ
lượng nước quy định để đảm bảo thuốc trãi đều và tiếp xúc với dịch hại nhiều
nhất.
14

- Khi dùng thuốc BVTV, cần đọc kỹ hướng dẫn khi dùng thuốc, phải có
dụng cụ cân, đong thuốc, không ước lượng bằng mắt, không bốc thuốc bột bằng
tay. Phun hết lượng thuốc đã tính toán trên thửa ruộng định phun. Nếu dùng liều
lượng thuốc cao hơn khuyến cáo dễ gây nguy cơ tái phát dịch hại, càng làm gia
tăng nguy cơ ngộ độc của người đi phun thuốc, người sống gần vùng phun thuốc
và người tiêu thụ sản phẩm có phun thuốc.
3.3 ú lú
- Phun thuốc đúng lúc kịp thời vào thời điểm dịch hại trên đồng ruộng dễ bị
tiêu diệt và theo dự tính, dự báo, điều tra của cơ quan chuyên môn BVTV.
- Phun thuốc đúng lúc là tác động vào lúc mật độ sâu hại đạt tới ngưỡng
kinh tế (cán bộ kỹ thuật hướng dẫn cụ thể).
- Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Không phun thuốc vào
những ngày thời tiết quá nóng, trời nắng gắt, trời sắp mưa, có gió to. Hạn chế
phun khi cây đang ra hoa.
- Không phun thuốc gần ngày thu hoạch nông sản. Phải đảm bảo thời gian
cách ly theo khuyến cáo của từng loại thuốc trên từng loại nông sản.
- Phun thuốc đúng lúc nhằm hạn chế một phần tác hại của thuốc đối với
sinh vật có ích. Ở những vùng nuôi ong mật, chỉ được phun thuốc vào xế chiều,
khi ong đã về tổ.
3.4 úng cách
- Pha thuốc đúng cách, làm thế nào để chế phẩm thuốc được hòa tan thật
đồng đều vào nước. Phun thuốc đúng cách là phun rãi đều làm cho thuốc tiếp
xúc với dịch hại nhiều nhất, tập trung vào nơi sinh vật gây hại.
- Trên cùng thửa ruộng chuyên canh không dùng một loại thuốc liên tục
trong một vụ, nhiều năm liền nhằm ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc của dịch
hại.
- Không tự ý hỗn hợp nhiều loại thuốc với nhau để phun trên đồng ruộng.
Khi hỗn hợp 2 hay nhiều loại thuốc, có trường hợp gia tăng hiệu lực trừ dịch hại
nhưng cũng có trường hợp bị phản ứng do hỗn hợp làm giảm hiệu lực trừ dịch
hại hoặc dễ gây cháy lá cây trồng và gây ngộ độc cho người sử dụng.
- Sử dụng thuốc đúng cách để đảm bảo an toàn cho người phun xịt thuốc và
môi trường xung quanh, cần lưu ý:
15

+ Trước khi phun thuốc BVTV cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao
động cho người phun thuốc như quần áo lao động, mũ, kính, khẩu trang, bao tay,
ủng; dụng cụ pha thuốc như ống đong, cân, xô pha thuốc, que khuấy và bình
phun thuốc đã được kiểm tra không bị rò rỉ. Sử dụng thuốc có bao bì an toàn.
Nơi pha thuốc phải gần ruộng cần phun, xa nguồn nước sinh hoạt, xa chuồng trại
và gia súc.

Hình 5.1.2 Ký hiệu đeo gang tay khi sử dụng thuốc

Hình 5.1.3 Đeo mặt nạ hoặc kính khi Hình 5.1.4 Đeo khẩu trang khi sử dụng
sử dụng thuốc thuốc

Hình 5.1.5 Mặc quần áo dài tay khi sử Hình 5.1.6 Đeo ủng khi sử dụng thuốc
dụng thuốc
16

Hình 5.1.7 Rửa tay sạch Hình 5.1.8 Thuốc độc với cá Hình 5.1.9 Thuốc độc với gia
súc

+ Khi đang phun thuốc không nên ăn uống, hút thuốc, tránh không dùng tay
sờ vào bất cứ nơi nào trên cơ thể, nhất là đối với mắt sẽ rất nguy hiểm.
+ Sau khi phun thuốc xong quần áo và các dụng cụ lao động, bình bơm phải
được rửa sạch sẽ và phải được cất giữ trong kho riêng (cùng với nơi lưu chứa
thuốc BVTV của gia đình).
+ Không trút đổ thuốc dư thừa, nước rửa bình bơm ra nguồn nước sinh
hoạt. Tuyệt đối không được dùng vỏ chai, bao bì thuốc BVTV đã dùng hết vào
bất kỳ mục đích nào khác, phải hủy và chôn những bao bì này ở xa nguồn nước
sinh hoạt và khu dân cư.
4. Cá loại t uố t ừ ô t ù , ố và ệ ại ây
4.1. Thuốc trừ côn trùng

a. Thuốc trừ rệp sáp ECASI


20 EC
* Hoạt chất: Acetamiprid: 2% +
Chlorpyrifos Ethyl 18 % + dầu cọ
* Tác dụng: ECASI 20 EC có
hiệu
lực trừ rệp sáp rất cao:
- Là hỗn hợp giữa 2 hoạt chất đều
có hiệu lực trừ rệp sáp,
- Vừa có tác động tiếp xúc, vừa có
Hình 5.1.10: Mẫu thuốc ECASI 20 EC
tính lưu dẫn
17

- Dung môi chứa dầu cọ,có tác dụng làm thấm nhanh thuốc qua lớp sáp hoặc
làm tan lớp sáp để thuốc nhanh chóng tiếp xúc với rệp sáp.
* Sử dụng: 20-25 mL/ 16L nước
+ Phun ướt đều lá, quả hoặc gốc cây (sau khi gạt lớp đất che phủ) khi rệp
sáp xuất hiện.
+ Nếu mật độ rệp sáp cao, phun lặp lại sau phun lần đầu 5-7 ngày.
b. Thuốc trừ sâu mới ELINCOL 12ME
* Hoạt chất: Azadirachtin 1g/l + Abamectin 6g/l + Emamectin Benzoate
5g/l
* Tác dụng: Phổ rộng, hiệu quả cao với nhiều loại sâu chích hút, ăn lá,
nhện (kể
cả sâu đã kháng thuốc): đã đăng ký trừ sâu tơ hại rau, sâu cuốn lá lúa, các sâu
chích hút hại chè, nhện đỏ hại cây cảnh.

- Thuốc dạng vi nhũ tiên tiến


(ME) vừa an toàn hơn, vừa tăng
cao hoạt tính của thuốc, kết hợp 1
thảo mộc + 2 kháng sinh mạnh

- Làm sâu khó kháng thuốc


(thuốc
diệt sâu theo đa cơ chế, hoạt chất
thảo mộc làm suy giảm kéo dài
quần thể
Hình 5.1.11: Mẫu thuốc ELINCOL 12ME
sâu)

- Thuốc ít độc với môi trường, thời gian cách ly ngắn (3 ngày), rất phù
hợp cho sản xuất nông sản an toàn và hoa cây cảnh.
* Sử dụng: 20 ml/ 20 - 30l nước. Phun ướt đều lá cây khi sâu tuổi nhỏ.
18

c. . Thuốc Actara 25 WG

* Hoạt Chất: Thiamethoxam

* Công dụng: Thuốc trừ rầy


tiêu diệt hiệu quả nhiều loại côn
trùng chích hút trên nhiều loại cây
trồng khác nhau.

* Sử dụng: 25-30 g/ha và 1 Hình 5.1.12: Mẫu thuốc ACTARA 25 WG


g/bình 8 lit

d. Thuốc Bassa 50 EC

* Hoạt Chất: FENOBUCAR


50% (W/V)
* Công dụng: BASSA 50EC
chứa hoạt chất Fenobucar có tác
động tiếp xúc, vị độc mạnh. Hiệu
lực trừ rầy, rệp nhanh và hiệu quả
cao, nhanh và kéo dài. BASSA
50EC là thuốc đặc hiệu trừ các loại
rầy hại lúa, rệp hại cây bông..v.v...

Hình 5.1.13: Mẫu thuốc BASSA 50 EC

* Sử dụng: - Lượng dùng 1-1,5 lít thuốc/ha


- Pha 20-25 ml thuốc với 8-10 lít nước.
- Lượng nước thuốc đã pha để phun: 600 lít/ha.
19

- Phun ướt đều bề mặt cây trồng nơi rầy và rệp gây hại.
- Thời điểm phun: Phun thuốc khi Rầy và rệp mới xuất hiện.
e. Thuốc Sherpa 25 EC

* Công dụng: SHERPA là


thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroide,
tác động tiếp xúc và vị độc, hiệu
quả nhanh và mạnh. Thuốc trừ
nhiều loại sâu hại, nhất là sâu non
bộ cánh vẩy trên nhiều loại cây
trồng như: lúa, trà (chè), đậu, rau,
cây ăn qủa, hoa cây cảnh.

Hình 5.1.14: Mẫu thuốc SHERPA 25 EC

f. Thuốc Occa 15WG

* Hoạt Chất: Saponin…..


15% w/w
* Công dụng:
- Diệt ốc bươu vàng, ốc
sên.
- Tác động lên hệ thống
hô hấp, hệ tiêu hóa gây hiện
tượng ốc chảy nhớt, không ăn,
không di chuyển được và chết.
- Occa 15WP là dạng thuốc
sinh học không ảnh hưởng đến
Hình 5.1.15: Mẫu thuốc Occa 15WG
môi trường và con người.

* Sử dụng:
- Rãi đều Occa 15WP lên mặt nước, rãi trực tiếp không cần ngâm nước.
20

g. Thuốc Trebon 10EC

* Hoạt chất: Etofenprox

* Công dụng: Là thuốc trừ


sâu trên lúa, chè, vải, ngô bông,
hoa cây cảnh. Dùng cho các loại
sâu như: Sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa,
sâu xanh, sâu khoang, rầy xanh,
rầy nâu, bọ trĩ, bọ cánh tơ, bọ xít
muỗi và rệp.

* Cách dùng: 18 – 24ml/


bình 8 lít nước.
Hình 5.1.16: Mẫu thuốc TREBON 10EC

4.2 Thuốc trừ bệnh


a. Thuốc Topsin M 70WWP

* Tên hoạt chất:


Thiophanatemethyl

* Công dụng: Phòng trừ các


bệnhmốc xám, thán thư, sương mai,
đốm lá, thối nhũn; bệnh đốm lá,
thán thư thối thân cho đậu, chè,
bệnh mốc xám, phấn trắng, bệnh
21

phấn rắng, đốm lá cho hoa cảnh. Hình 5.1.17: Mẫu thuốc TOPSIN M 70 WP

* Sử dụng:
- Dùng 4 - 8 g/bình 8 lít nước. lượng nước phun 400-800 lit/ha.
- Chú ý phun kỹ cả mặt trên và mặt dưới lá.
- Để tiết kiệm công phun, có thể pha chung với nhiều loại thuốc trừ sâu.
bệnh khác nhưng không pha chung với thuốc có tính kiềm như Bordeaux.
- Thời gian cách ly: ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày.

b. Thuốc Zineb Bul 80WP

* Hoạt chất: Dithiocarbamate


* Công dụng: ZINEB 80WP
làthuốc trừ nấm phổ rộng, có tác
dụng tiếp xúc. Phòng trị các loại
bệnh quan trọng như: mốc sương,
đốm lá hại cà chua, khoai tây, cây
cảnh; thối gốc hành tỏi; phấn trắng,
thán thư hại dưa hấu, dưa leo; đốm
lá, thối bẹ hại rau cải; phấn trắng,
đốm lá, ghẻ, thối quả cây ăn quả. Hình 5.1.18: Mẫu thuốc ZINEB BUL 80 WP

* Sử dụng:
- Liều lượng : 20 -25 g/ bình 8 lít.
- Phun thuốc khi thấy vết bệnh đầu tiên vừa xuất hiện.
- Phun thuốc đều trên khắp bề mặt cây trồng, nếu cần có thể phun lặp lại
2-3 lần cách nhau 7 - 10 ngày.
c. Thuốc Boodo 1%
22

Thuốc Boocđô ở nồng độ 0,5 – 1 % có hiệu lực trừ nấm bệnh: Mốc sương
cà chua, khoai tây, Gỉ sắt cà phê, Phồng lá chè, thán thư trên cây hoa phong lan,
Giác ban bông, Chấm xám lá chè, Đốm lá đậu tương, Đốm nâu cam quýt, cây
Sanh..
Nếu đi mua ở hiệu thuốc Bảo vệ thực vật thì phải mất 4.000đ/gói/ bình10
lít H2O, còn tự pha chế chỉ phải mất 2.000đ/10 lít/ bình 10 lít nước.
Cách pha chế thuốc rất đơn giản, dễ làm, ai cũng có thể làm được sau khi
đã được hướng dẫn.
Trong khuôn khổ bài học này chúng tôi hy vọng các học viên sau khi thực
hành song sẽ biết cách pha chế thuốc Boocđo 1% để phục vụ gia đình mình và
tiết kiệm kinh phí trong sản xuất nông nghiệp.
Thuốc Boocđô 1% là hỗn hợp của Đồng sunfat và nước vôi đặc với phản
ứng sau:
3CuSO4 + 3 Ca(OH)2 CuSO4 .3 Cu(OH)2 + 3 CaSO4
Để pha 10 lít thuốc Boocđô nồng độ 1% cần tiến hành như sau:
Bước 1: Cân đong Đồng sunfat, Vôi, Nước
+ Cân 100 gam CuSO4
+ Cân 100 gam CaO ( hoặc 150 – 180 gam Ca(OH)2)
+ Đong 10 lít H2O
Lưu ý: Cân đong chính xác
CaO là vôi cục chưa tôi, Ca(OH)2 là vôi tôi
Bước 2: Pha dung dịch sunfat đồng loãng
Lấy 100 gam CuSO4 hoà vào 8 lít H2O ( còn gọi là dung dịch sunfat
đồng loãng)
Lưu ý: Cho CuSO4 vào nước và quấy đều để CuSO4 tan nhanh trong
nước.
CuSO4 pha vào nước ấm sẽ tan nhanh hơn nước nguội.
Bước 3: Pha nước vôi đặc
Lấy 100 gam CaO hoặc 150 – 180 gam Ca(OH)2 hoà vào 2 lít H2O
23

(còn gọi là nước vôi đặc )


Lưu ý: Cho CaO hoặc Ca(OH)2 vào nước và quấy đều cho tan nhanh
trong
nước, để cho lắng cặn, pha vào đồ đựng riêng rẽ.
Bước 4: Pha trộn nước sunfat đồng loãng vào nước vôi đặc
Đổ từ từ nước sunfat đồng loãng vào nước vôi đặc, vừa đổ vừa quấy,
nước Boocđo 1% có màu xanh
Lưu ý: Tuyệt đối không được đổ nước vôi đặc sang nước đồng loãng vì
sẽ sinh
ra hiện tượng kết tủa, thuốc không có hiệu lực phòng trừ bệnh hại.
Bước 5: Kiểm tra độ pH của nước thuốc
Dùng giấy đo pH hoặc giấy quỳ để đo pH nước thuốc, nếu pH ở mức
trung tính hay hơi kiềm ( pH = 6,5 – 7,5 ) là được.
Lưu ý: Nếu ở địa phương không có giấy đo pH hoặc giấy quỳ thì kiểm tra
độ pH của dung dịch thuốc mới pha như sau:
Dùng 1 chiếc đinh được mài sáng (không gỉ) nhúng vào nước thuốc 10 –
15 phút, nhấc đinh ra, nếu đinh có màu sáng bình thường chứng tỏ nước thuốc ở
mức pH trung tính hoặc kiềm. Nếu trên đinh có màu vàng xám chứng tỏ nước
thuốc có độ pH thấp (chua), phải thêm vôi vào để đưa pH nước thuốc về mức
trung tính hoặc hơi kiềm. Khi pha thuốc xong phải phun luôn tránh làm giảm
hiệu lực của thuốc.
5. Dụ ụ u t uố Bảo vệ t ự vật
5.1 M t số dụng cụ bi
Hiện nay sử dụng rất nhiều trên thị trường ví du như : Bình phun thuốc
DX – 3D, Bình xịt Care Spray – SR.06, bình xịt cầm tay ...
24

Hình 5.1.20:
Hình Bình phun
thuốc Care
Spray SR.06

5.1.19: Bình phun thuốc DX – 3D

Ảnh 5.1.21: Các loại bình phun xịt nước, phân cầm tay loại nhỏ
5.2 Sử dụng các dụng cụ phun xịt thuốc bảo vệ thực vật
- Biết cách dùng các loại bình xịt thuốc trừ sâu, cách tạo áp suất trong bình,
khóa van khi không phun thuốc, đi đứng cẩn thận trong quá trình làm việc tránh
không cho thuốc dính vào người.
- Sử dụng khẩu trang và các vật dụng bảo hộ lao động trong quá trình phun xịt
thuốc. Khi phun thuốc nhất thiết phải có đầy đủ các trang thiết bị như khẩu
trang, kính, quần áo bảo hộ lao động, ủng, gang tay…
- Sau khi phun thuốc xong phải rửa bình sạch sẽ và bảo trì dụng cụ, cất vào nơi
quy định.
25

B. Câu ỏi và bài tậ t ự à
1. Câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu tên một số thuốc Bảo vệ thực vật thường sử dụng trong
sản xuất
và kinh doanh mai vàng, mai chiếu thủy.
Câu 2: Tính toán nồng độ, liều lượng một loại thuốc cụ thể dùng trong
phòng trừ
dịch hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
2. Bài tập thực hành:
Bài 1. Nhận biết và pha chế thuốc Bảo vệ thực vật
C. Ghi nhớ:
- Các loại hóa chất Bảo vệ thực vật dùng trong sản xuất và kinh doanh cây
hoa kiểng.
- Công dụng, nồng độ, liều lượng, an toàn khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực
vật.
26

Bài 02: P ò t ừ ỏ dại


ụ tiêu:
- Nhận dạng đúng loài cỏ dại trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy.
- Xác định được thời điểm và lựa chọn được phương pháp làm cỏ thích
hợp cho mai vàng, mai chiếu thủy.
- Làm cỏ cho mai vàng, mai chiếu thủy theo yêu cầu kỹ thuật.
A. N i dung
1. K ái iệm và tá ại ủa ỏ dại
1.1 K ái iệm
Cỏ dại là những loài thực vật mọc ở nơi mà con người không mong muốn,
làm cản trở quá trình sản xuất nông nghiệp.
Cỏ dại là loài thực vật mọc tự nhiên trên đồng ruộng, vườn tược, ven
đường, bãi đất hoang… Ở những khu đất canh tác, cỏ dại có ảnh hưởng xấu đến
quá trình sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của cây trồng, gây tốn kém trong
chi phí sản xuất.
Cỏ dại là loài thực vật có nhiều khả năng thích ứng với điều kiện ngoại
cảnh, nhiều loại có tính chống chịu cao với điều kiện khắc nghiệt của khí hậu và
thổ nhưỡng khu vực.
1.2 Tá ại
- Làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng: do có bộ rễ phát triển rất
mạnh, phần lớn được phân bố ở lớp đất mặt nên dễ dàng cạnh tranh với cây
trồng về dinh dưỡng, ánh sáng và nước làm cho cây trồng không đủ điều kiện
sinh sống nên sinh trưởng và phát triển kém, cho năng suất thấp, phẩm chất
nông sản giảm.
- Là ký chủ của sâu bệnh: các cây cỏ dại cùng họ có những đặc điểm giống
cây trồng là những ký chủ phụ rất tốt cho sâu bệnh.
- Làm tăng chi phí sản xuất: tốn công làm cỏ, diệt cỏ bằng hoá chất...
1.3 P â óm ỏ dại
Cỏ dại có rất nhiều loài với nhiều đặc tính khác nhau. Dựa vào những đặc
tính này có thể phân loại cỏ dại theo các cách sau:
27

Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng


- Cỏ hàng năm: chu kỳ sống dưới một năm, thường chu kỳ sống đi theo chu
kỳ cây trồng. Thí dụ: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng.
- Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này rất khó
diệt vì chúng có thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất, có bộ rễ, củ phát triển sâu,
khả năng sinh sản vô tính mạnh.
Phân loại theo điều kiện sống
- Cỏ chịu hạn: cỏ sống sót và phát triển trở lại sau khi bị hạn một thời gian
dài. Ví dụ: cỏ tranh.
- Cỏ ưa hạn: cỏ có khả năng chịu được điều kiện khô hạn khắc nghiệt.
Ví dụ: cỏ cú, rau dền.
- Cỏ chịu nước: cỏ thích nơi có nước sâu liên tục.
Ví dụ: bèo cám, rau mác bao, rau bợ, rau dừa nước.
Phân loại theo hình thái
- Cỏ họ Hòa Thảo: thân thường có hình trụ tròn rỗng, có lóng, đốt đặc. Bẹ
lá ôm lấy thân, phiến lá dài, hẹp, mọc đứng hoặc hơi xiên theo trục thân theo hai
hàng dọc. Gân lá song song, cấu trúc mặt trên và dưới giống nhau. Bẹ và phiến
lá phân biệt rõ ràng. Hạt đóng khít, phát hoa thường kiểu gié. Dĩnh quả, rễ
chùm.
Ví dụ: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ lông tây, cỏ túc hình.
- Cỏ họ Lác: thân cứng, xốp, có nhiều cạnh. Bẹ và phiến lá đồng nhất;
phiến lá dài, hẹp; gân lá song song. Lá mọc thành ba hàng xoắn ốc dọc theo trục
thân. Hạt rời, phát hoa thường kiểu chùm, chùm tụ tán... quả bì, rễ chùm.
Ví dụ: cỏ chác, cỏ cháo, cỏ lác rận, cỏ cú, cỏ năng.
28

Hình 5.2.1: Nhóm cỏ họ lác

- Cỏ lá rộng: thân thường hình trụ tròn hoặc hơi vuông cạnh, phân nhánh.
Lá rộng, đa dạng, mặt trên và dưới có cấu trúc khác nhau. Gân xếp theo hình
lông chim. Thí dụ: cỏ xà bông, rau dền, rau muống, rau mương; gân song song
xếp theo hình rẽ quạt. Thí dụ: rau mác bao, rau bợ. Hoa rất phát triển, nhiều
cánh rõ rệt. Kiểu phát hoa đa dạng: hoa đơn, hoa đầu, chùm, tán, chùm tụ tán...
Số lá mầm: có 2 dạng chính
- Cỏ một lá mầm: hạt chỉ có một tử diệp, cây sinh trưởng thành cỏ lá hẹp;
gân lá song song, lá mọc hơi xiên hay đứng, rễ chùm. Đỉnh sinh trưởng bọc kín
trong bẹ lá.
Thí dụ: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, lúa cỏ,...

Hình 5.2.2: Nhóm cỏ một lá mầm, họ hòa


thảo
29

- Cỏ hai lá mầm: hạt có hai tử diệp, lá thường rộng, gân lá hình lông chim,
mỏng, mềm, ít lông, rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, điểm sinh trưởng lộ ra ngoài,
hoa nhiều cánh rõ rệt. Thí dụ: rau mương, cỏ xà bông. Không phải tất cả cỏ lá
rộng đều là song tử diệp.

Hình 5.2.3 Nhóm cỏ hai lá mầm, cỏ lá rộng

Phân loại theo cách sinh sản


- Sinh sản hữu tính: hầu hết cỏ một năm đều sinh sản bằng hạt.
- Sinh sản vừa hữu tính vừa vô tính: cỏ lâu năm.
Ngoài việc sinh sản bằng hạt, cỏ còn sinh sản bằng thân ngầm như cỏ chỉ,
cỏ gà, rau ma, cỏ bợ.
2. Cá loài ỏ dại bi t o vườ mai và , mai i u t ủy
1.1. Cỏ à ( ỏ ỉ, ỏ ố , ỏ Be muda...)
Tên khoa học: Cynodon dactylon ((L.) Pers.
Họ thực vật : Poaceae
Là loài thực vật đa niên, sinh sản vô tính bằng thân cành và sinh sản hữu
tính bằng hạt. Thân rễ bò dài ở gốc, thẳng đứng ở ngọn, cứng, có thể vươn cao
20 – 30 cm, có khi tới 90 cm. Thân có thể ăn ngầm dưới đất và mọc chằng chịt
trên mặt đất tạo thành thảm cỏ dày đặc.

Hình 5.2.4: Cỏ gà
30

Ở đất xốp, rễ cỏ gà ăn sâu 40 – 50 cm; ở đất chặt, rễ ăn sâu 10 – 15 cm.


Lá phẳng hình dài hẹp, nhọn đầu, mềm, nhẵn hoặc có lông, mép hơi ráp. Lá có
thể thay đổi màu sắc từ xanh đậm sang xanh nhạt, trắng khi thời tiết biến đổi.
Cỏ gà ưa nóng nên sinh trưởng kém về mùa đông. Nhiệt độ lý tưởng cho
cỏ gà sinh trưởng là khoảng 28°C cho đến 35°C. Nhiệt độ tối thiểu cho cỏ gà
sinh trưởng là trên 10°C vào ban ngày, nó phát triển rất chậm khi nhiệt độ xuống
đến mức 15°C.
Cỏ gà ưa ẩm nhưng chịu úng ngập và chịu hạn tốt. Khi gặp nắng hạn
trong thời gian dài, nếu ẩm độ không khí tăng (trời sắp mưa) các thân cỏ gà
thường vươn dài, có màu trắng (thân lá chứa ít diệp lục) nên nhân dân ta thường
dựa vào ngấn trắng đó để dự đóan trời mưa hay nắng.
Cỏ gà thích hợp với nhiều loại đất và ưa đất ráo nước, nó cũng thích ứng
tốt với đất mặn nhưng sinh trưởng chậm. Cây con có khả năng bén rễ rất nhanh
và sau đó phát triển mạnh.
Cỏ gà là loài ưa ánh sáng và thường chết khi bị che bởi bóng râm. Tuy
nhiên sự ra hoa ở cỏ gà không phụ thuộc vào độ dài của ngày. Cỏ gà cũng có
khả năng chịu đựng rất tốt trước các tác nhân bên ngoài như sự giẫm đạp và ngắt
lá cũng như vẫn có khả năng sinh tồn khi bị lửa to nhờ thân rễ rộng.
2.2. Cỏ mầ t ầu
Tên khoa học: Eleusine indica (L.) Gaertn.
Họ thực vật : Poaceae
Cỏ nhất niên, mọc thành bụi cao 50-70 cm. Rễ mọc khỏe, bám chặt vào
đất và rất khó nhổ. Thân thảo, thân đứng, màu xanh nhạt, nhẵn bóng, dài 7-11
cm, chia nhiều đốt, tiết diện bầu dục.
Lá đơn, mọc cách; phiến lá hình dải thuôn nhỏ dần ở ngọn, đầu nhọn, dài
20-25 cm, rộng 5-6 cm, Gân lá song song, gân chính nổi rõ ở mặt dưới, có lông
ở hai mặt. Bẹ lá mảnh, bóng, mặt ngoài màu xanh nhạt, mặt trong màu trắng
xanh, dài 6-14 cm. Rễ chùm, màu trắng hay vàng nhạt.
Hoa xếp 2 dãy so le thành 5-7 gié dài 7-9 cm đính ở đỉnh trục phát hoa ở
ngọn thân, thường có 1 gié đính ở mức thấp hơn. Các gié hoa ở ngọn gié già hơn
ở gốc. Trục phát hoa hình trụ hơi dẹp, dài 38-55 cm, màu xanh nhạt ở gốc xanh
31

đậm ở ngọn, nhẵn bóng, có nhiều sọc dọc màu trắng, phần đáy trục có nhiều
lông.

Hình 5.2.5: Cỏ mần trầu

Cây ưa ẩm nhưng có khả năng chịu hạn một thời gian dài. Cỏ ưa sáng, có
thể hơi chịu bóng. Cỏ ra hoa tháng 3 – 11. Quả chín, hạt rơi xuống đất, gặp điều
kiện thuận lợi sẽ nảy mầm.
2.3. Cỏ t a
Tên khoa học: Imperata cylindrica (L.) P. Beauv
Họ thực vật: Poaceae
Cỏ tranh là 1 trong 10 loài cỏ dại nguy hiểm nhất thế giới, chúng phân bố
rộng rãi ở vùng nhiệt đới ẩm đến ôn đới ấm.

Hình 5.2.6 Cỏ tranh

Cỏ đa niên, cao 0,9 - 1,55 m, sinh sản vô tính là chủ yếu. Thân khí sinh
dài 0,5-1,2 m, nhẵn, mấu có nhiều lông mềm màu trắng, dài khoảng 3-4 mm, tiết
diện bầu dục. Thân ngầm phân bố trong đất thành từng tầng, có thể phân bố ở
lớp đất sâu 20 – 30 cm. Rễ thân ngầm có thể ăn sâu 1 – 1,5 m. Thân ngầm (đặc
32

biệt là chồi) có thể xuyên qua rễ hoặc cây khác. Thân ngầm màu trắng, tiết diện
tròn, đường kính 2-3 mm, nhiều lóng, mấu có vảy và nhiều rễ phụ.
Thân rễ mọc khỏe và dài. Từ một mắt ngủ ở đốt thân, mọc thành chồi non,
xuyên qua đất, tạo thành chồi nhiều lá. Có 3 loại chồi, trong đó chồi dọc mọc
khỏe hơn cả.
+ Chồi dọc: mọc thẳng đứng, song song với cây mẹ, khi đâm khỏi đất có
màu xanh. Từ chồi dọc mọc thành nhiều chồi tạo thành một cụm 5 – 6 chồi.
+ Chồi ngang: mọc thẳng góc với cây mẹ và song song với mặt đất. Sau khi
kéo dài 30 – 50 cm, đầu chồi ngang xuyên lên khỏi mặt đất và đẻ ra nhiều chồi
khác tạo thành cụm.
+ Chồi mọc từ thân ngầm : lá đơn, dạng dải thuôn dài đầu nhọn hình ngọn
giáo hoặc mũi mác, dài 60-85 cm, rộng 0,7 - 1,8 cm; mặt trên ráp có lông nhiều
ở mép lá, mặt dưới nhẵn. Lá non màu xanh nhạt, cuộn lại; lá già màu xanh đậm.
Gân lá song song, gân chính nổi rõ ở mặt dưới. Bẹ lá cứng, hình ống xẻ dọc, ôm
thân, phần dưới màu trắng, phần giữa có sọc hồng tím, phần trên màu xanh, dài
18 - 32 cm; mép bẹ có rìa mảnh; lưỡi nhỏ là lằn lông trắng, dài 1-3 mm.
Hoa tạo thành chùy màu trắng bạc dài 20-25 cm trên trục hình trụ ở ngọn
thân dài 24-35 cm. Gié-hoa đứng áp sát trục phát hoa non ở gốc già ở ngọn, có
2-4 hoa; không có dĩnh. Hoa trần lưỡng tính, dài 3-5 cm; cuống hoa màu xanh
nhạt, hình trụ dài 2–6 mm, nhiều lông trắng bạc dài 9-13 mm ở đỉnh.
Hạt nhỏ, có nhiều bông nhẹ và dài. Ưa đất tơi xốp. Độ xốp càng cao, càng
sâu thì thân ngầm phát triển càng nhiều. Cỏ tranh có thể phát triển ở tất cả các
loại đất. Nếu bị vùi quá sâu và quá chặt thì cỏ tranh bị chết. Cỏ tranh ưa ẩm
nhưng cũng có khả năng chịu khô hạn trong một thời gian dài.
Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển của cỏ tranh là 25 – 35oC.
Cỏ tranh ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống thấp dưới 15oC.
Cỏ ưa sáng, nếu bị che sáng thì khả năng đẻ nhánh kém, dễ chết. Cỏ tranh
có thể được kiểm sóat bằng cách trồng cây che phủ đất, cày vùi sâu.
2.4. Cỏ u( ỏ u, Hư ụ, Tam lă )
Tên khoa học: Cyperus rotondus
Họ thực vật : Cyperaceae
33

Là một trong những loại cỏ nguy hiểm nhất thế giới. Phân bố rộng rãi ở
các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây mọc dại trong vườn, trên
mương, bãi cỏ, bãi cát, có thể sống cả trên đất nước lợ và nước mặn.

Hình 5.2.7: Cỏ gấu

Cỏ gấu thuộc loại cây đa niên. Thân có 2 phần.


+ Phần trên mặt đất là thân giả, lúc đầu chỉ có các lá, nhung khi cây ra hoa,
thân hình 3 cạnh xuất hiện, đưa hoa lên trên. Cây thường cao 10 -15 cm, có thể
cao 10-60 cm, hình tam giác (do đó có tên là Tam lăng).
+ Phần dưới mặt đất là thân rễ nhỏ và dài nằm dưới đất, hình chỉ, thân có
từng đoạn phình thành củ cứng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trên thân củ có
nhiều mắt chứa điểm sinh trưởng, từ đó mọc ra thân ngầm, thân ngầm vươn dài
một đoạn và sinh ra một củ mới. Một củ có 10 – 13 mắt tạo ra củ mới. Nhiệt độ
tối thiểu để hình thành củ cỏ gấu là 20oC. Tốc độ sinh sản vô tính rất nhanh, từ 1
củ qua một năm có thể tạo thành 121 củ (Chinh & Tuyền 1978).
Lá dài bằng thân có thể đến 20 cm, mọc ở gốc, màu xanh xậm, ở giữa
lưng có gân nổi lên, cứng và bóng, phần dưới lá ôm lấy thân cây
Hoa màu xám nâu mọc thành cụm đơn hay kép tạo thành tán ở ngọn thân.
Cây trổ hoa, ra quả từ mùa hè sang mùa đông. Quả thuộc loại bế quả có 3 cạnh,
mảu vàng khi chín đổi sang đen nhạt.
Cỏ gấu là loài rất khó diệt trừ - chỉ cần để sót lại một mẩu thân rễ nhỏ, là
chẳng bao lâu đã mọc thành cây mới. Tiêu diệt mầm chồi của cỏ gấu có ý nghĩa
34

lớn trong việc trừ cỏ. Tốt nhất là trồng cây có thời gian che phủ dài hoặc luân
canh với cây lúa nước để trừ cỏ gấu.
2.5. Cỏ ôi (bù xít, ây ứt lợ , ỏ ứt eo)
Tên khoa học Ageratum conyzoides L.
Họ Cúc Asteraceae
Cỏ nhất niên, có mùi hương hăng hắc khi vò, cao khoảng 30 - 60cm, có
khi trên 2 m. Thân thảo, có nhiều lông mềm. Lá mọc đối, hình trứng hay 3 cạnh,
dài 2 - 6cm, rộng 1 - 3cm, mép có răng cưa tròn, hai mặt lá đều có lông, mặt
dưới có màu nhạt hơn. Hoa nhỏ, màu tím xanh hoặc trắng, mọc thành chùm, mỗi
hoa đầu có cuống riêng rẽ, hình ống. Quả màu đen, có 5 sống dọc.

Hình 5.2.8 Cây cỏ hội

2.6. Cỏ lào (yê bạ , ỏ Việt i , ây â xa , ỏ N ật)


Tên khoa học: Chromolaena odorata L., Eupatorium odoratum L.
Họ Cúc Asteraceae
Cỏ đa niên, thân bụi, có nhiều thân chính và tỏa nhiều nhánh hoặc thân ở
gần gốc, tạo thành các tầng. Thân có lông, rắn chắc, thường cao 1-2m, có khi
7m. Lá rộng, mọc đối, có phiến xoan thon, có lông và răng to, có 3 gân chính,
cuống dài 1cm. Phát hoa hình tản phòng, màu trắng, có mùi thơm.

Hình 5.2.9 Cây cỏ lào


35

Cỏ tái sinh bằng hạt. Khi điều kiện thời tiết khô hạn, cây bị chết khô bên
trên nhưng sau khi mưa, cây có thể tái sinh từ gốc thân. Có thể gây dị ứng cho
người.
Loài này ưa sáng, chịu đựng tốt trong điều kiện khí hậu hanh khô, thích
hợp ở ruộng hoang hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng rất cao và là loài cỏ rất phổ
biến.
2.7. T i ữ (mắ ỡ)
Tên khoa học: Mimosa pudica L.
Họ Đậu Leguminosae
Trinh nữ phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn
đới trên thế giới. Đây là loài cỏ dại nguy hiểm trên các loại cây trồng cạn ngắn
ngày cũng như dài ngày như bắp, đậu tương, mía, bông vải, cà phê, chè, cao su,
điều ... Trinh nữ chịu được môi trường che bóng thiếu ánh sáng.

Hình 5.2.10 Cây trinh nữ

Cỏ thẳng đứng hoặc nằm thành bụi trên đất, cao 15 – 100 cm, thường nằm
rạp khị bị giẫm đạp vào. Thân gỗ ở gốc, không trơn, hình trụ, màu đỏ nâu hoặc
tím, có phủ lông và mang những gai cong dọc theo các lóng, gai dài từ 3 – 4
mm, hơi cong cứng và rất nhọn. Lá màu xanh đậm, nhạy cảm với va chạm, 2 lần
lá chét lông chim. Hoa đầu tròn nhỏ, màu hồng, mọc ở nách lá trên một cuống
ngắn mang nhiều lông. Quả nang, tự tách làm đôi, bên trong chứa hạt.
Tại các nước nhiệt đới, trinh nữ ra hoa quanh năm và có thể tạo ra 700
hạt/cây.
36

3. T ời iểm làm ỏ
Cây mai kiểng dù trồng trong chậu hay ngoài vườn đều bị cỏ dại tấn công
quanh năm, nhất là trong mùa mưa.
Với Mai trồng trong chậu, việc phòng trừ cỏ dại nên thực hiện mỗi ngày.
Nghĩa là mỗi lần tưới nước cho cây, hễ thấy cỏ dại xuất hiện ở chậu nào thì tiện
tay nhổ bỏ ngay.
Nếu trồng mai trong các vườn lớn nên tập trung nhổ sạch cỏ dại theo định
kỳ hàng tuần hay hàng tháng một lần.
4. P ò t ừ ỏ dại t o vườ mai và , mai i u t ủy
4.1 Biệ á kỹ t uật a tá
4.1.1. Chọn thời vụ & mật độ gieo trồng thích hợp
- Trong mỗi vùng sinh thái, các loại cỏ mọc theo mùa thường mọc nhiều
trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian này cũng thường là thời gian
phù hợp để gieo các loại cây trồng. Có thể tránh đợt cỏ dữ dội đầu tiên bằng
cách gieo hơi sớm hơn hoặc muộn hơn thời vụ bình thường.
- Gieo trồng với mật độ hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế
cỏ dại và tăngnăng suất vì mật độ sẽ xác định vùng tán và diện tích che phủ của
cây trồng, do đó, quyết định khả năng cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với cỏ
dại. Mật độ thưa, khoảng cách rộng sẽ tạo điều kiện cho ánh sáng lọt xuống
nhiều hơn do đó cỏ dại nảy mầm và sinh trưởng tốt hơn.
- Mặt khác, mật độ hợp lý cũng giúp cây trồng sinh trưởng tốt và cho năng
suất cao hơn. Tuy nhiên, mật độ gieo trồng tối hảo còn tùy thuộc vào nhiều yếu
tố như giống, độ phì của đất, mùa vụ...
4.1.2 Biện pháp xới xáo chăm sóc cây trồng
- Những điều kiện tốt cho cây trồng nảy mầm, sinh trưởng cũng là những
điều kiện tốt cho sự nảy mầm và sinh trưởng của cỏ dại, cho nên, trên đồng
ruộng cỏ dại thường tồn tại cùng với cây trồng.
- Muốn tạo điều kiện tốt cho cây trồng và diệt được cỏ dại, người ta thường
dùng các biện pháp xới xáo để cắt đứt cỏ dại, trộn vùi cỏ dại vào đất để tiêu diệt
chúng. Số lần xới xáo và độ sâu xới xáo phụ thuộc vào từng loại cây trồng, tình
hình xuất hiện và sinh trưởng của cỏ dại.
37

- Những cây trồng vụ đông gieo sớm (tháng 9, 10): đất đủ ẩm, nhiệt độ cao
nên cỏ dại nảy mầm nhanh và nhiều. Vì vậy cần xới xáo sớm và tập trung vào
giai đoạn đầu.
- Những cây trồng vụ đông xuân (tháng 12): giai đoạn đầu khô, rét, cỏ mọc
mầm chậm, ít, nên xới xáo muộn. Số lần xới xáo và độ sâu xới xáo còn phụ
thuộc vào đặc điểm sinh trưởng phát triển và yêu cầu về sinh lý của cây đối với
các biện pháp kỹ thuật.
- Biện pháp xới xáo diệt cỏ cần tuân theo một số điểm sau:
+ Số lần và độ sâu xới xáo phụ thuộc vào cỏ dại và yêu cầu sinh lý của cây.
Không xới xáo khi cỏ đã già, nên xới ngay lúc cỏ còn non. Khi cây ra hoa kết
quả thì không nên xới xáo làm ảnh hưởng đến quá trình ra hoa kết quả (riêng
đậu phụng nên xới vun lúc cây ra hoa rộ).
+ Không xới khi đất quá ẩm hoặc ướt làm cho đất chặt thêm, cỏ dại bị cắt đứt
nhưng có khả năng tái sinh, hiệu quả diệt cỏ kém. Nhưng nếu mưa kéo dài, cỏ
mọc tốt thì vẫn phải tiến hành xới xáo.
+ Trời khô hạn thì nên xới nhẹ, xới nông để vừa diệt cỏ vừa giữ ẩm, nếu xới
sâu đất mất ẩm, ảnh hưởng xấu đến cây trồng.
+ Xới xáo kết hợp với các biện pháp khác như bón phân, tưới nước… Song
không nên tưới nước ngay mà để một thời gian cho cỏ héo chết rồi mới tưới
nước.
4.1.3. Biện pháp luân canh
- Mỗi loại cây trồng yêu cầu những điều kiện sống riêng biệt, vì vậy cũng
có một số loài cỏ dại thích hợp. Khi luân canh thay đổi cây trồng sẽ dẫn đến thay
đổi điều kiện sống, làm cho cỏ dại không phù hợp với điều kiện sống đó và bị
tiêu diệt. Tốt nhất nên luân canh cây trồng cạn với cây trồng nước để có thể diệt
được nhiều loại cỏ, nhất là cỏ gấu.
- Cỏ dại cần ánh sáng để sống, ánh sáng yếu thì cỏ dại không thể mọc mầm
hoặc sinh trưởng được. Nếu luân canh cây trồng có thời gian che phủ đất ngắn
và ít (bắp, đậu xanh, đậu phụng…) với cây có tán lớn, dày, thân cao, thời gian
che phủ đất dài (như mía) thì cỏ dại cũng bị tiêu diệt, ức chế và không thể nảy
mầm được (khi mía lớn thì trên mặt đất hầu như không có cỏ dại).
- Các loại cây trồng cạn, có loại yêu cầu xới xáo nhiều (bắp, bông, đậu,
khoai, đậu phụng…) nhưng cũng có loại cây yêu cầu ít hoặc không xới xáo
(hành, tỏi…). Những loại cây này rất khó trừ cỏ bằng xới xáo cho nên luân canh
38

giữa cây cần xới xáo và cây không cần xới xáo cũng có khả năng tiêu diệt cỏ
dại. Nên luân canh cây khác họ với cỏ dại để dễ phát hiện và tiêu diệt cỏ.
4.1.4. Che phủ đất
- Để che phủ mặt đất trong gốc cây, người ta thường dùng thân lá thực vật
khi khai hoang hoặc trồng cây che phủ đất như trinh nữ không gai, bạc hà dại,
lạc dại, cỏ rau trai để phủ đất có thể hạn chế cỏ tranh và các cỏ đa niên thân
ngầm khác.
- Che phủ đất còn có tác dụng giữ ẩm đất và làm xốp đất cho cây trồng sinh
trưởng phát triển.
4.1.5 Bón phân
- Cỏ dại và cây trồng đều sử dụng phân bón làm nguồn dinh dưỡng, do đó
việc bón phân, đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng lớn đến quần thể cỏ dại.
- Cỏ dại có khả năng cạnh tranh dinh dưỡng tốt hơn cây trồng, do đó, trong
trường hợp vườn nhiều cỏ, việc sử dụng nhiều đạm không những không đền bù
được thiệt hại về mặt năng suất do cỏ sinh ra mà còn kích thích cỏ sinh trưởng,
làm tăng khả năng cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với cây trồng.
- Như vậy, việc bón phân cho cây trồng chỉ nên tiến hành trong điều kiện
quản lí tốt cỏ dại, ngược lại sẽ bị phản tác dụng. Bón nhiều đạm tạo điều kiện
cho cỏ hòa thảo phát triển nhưng ít ảnh hưởng đến cỏ lá rộng và cói lác. Trong
điều kiện cỏ dại không được quản lý tốt thì không nên bón phân hoặc bón ít khi
cỏ dại đã giảm khả năng sử dụng đạm (sau khi cỏ đã ra hoa).
- Bón vôi làm thay đổi pH đất, làm giảm cỏ dại thích hợp với đất chua: cói
lác, rong rêu ở ruộng ngập nước. bón vôi khi cỏ chưa mọc sẽ làm giảm tỷ lệ nảy
mầm của cỏ. Bón vôi khi cỏ đã mọc làm cỏ bị hư hại nhưng không hoặc ít gây
hại cho cây trồng. Nên bón sớm lúc cỏ còn ít, bón rải đều, tránh rơi vào cây
trồng.
4.2 T ừ ỏ dại bằ ư á t ủ ô
- Tuy là biện pháp thô sơ nhưng nhổ cỏ bằng tay vẫn được nhiều nông dân
áp dụng, nhất là ở những nơi diện tích canh tác ít.
- Biện pháp làm cỏ bằng tay cho hiệu quả trừ cỏ cao và triệt để nhất, hạn
chế gây tổn thương đến cây trồng đồng thời kết hợp với xới xáo, phá váng trong
quá trình nhổ cỏ đã tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt, do đó năng suất
cây trồng cao hơn so với các biện pháp khác.
39

- Hai vấn đề quan trọng của việc làm cỏ bằng tay là số lần làm cỏ và
khoảng thời gian giữa 2 lần làm cỏ.
+ Số lần làm cỏ phụ thuộc vào tốc độ phát triển của cây trồng và cỏ dại và
khoảng thời gian khủng hoảng cạnh tranh giữa cỏ dại và cây trồng.
+ Khoảng thời gian giữa 2 lần làm cỏ phụ thuộc vào tốc độ phát triển và lấn
chiếm của cỏ dại đối với cây trồng, thường là 15 – 20 ngày và nên chọn ngày
nắng ráo để tăng hiệu quả trừ cỏ.
- Đối với các loài cỏ đa niên có thân ngầm nằm sâu trong đất, làm cỏ bằng
tay sẽ không tiêu diệt đựoc chúng vì sẽ mọc lại sau đó rất nhanh. Biện pháp làm
cỏ bằng tay còn có nhược điểm là chỉ có khả năng áp dụng trên đồng ruộng nơi
cây trồng được gieo trồng thẳng hàng, ngược lại, biện pháp này dễ gây tổn
thương cho cây trồng, đặc biệt là giai đoạn cuối.
4.3 T ừ ỏ dại bằ ư á iới
- Các biện pháp làm đất như cày bừa, vừa có tác dụng làm tơi xốp đất, làm
nhỏ đất để gieo trồng, vừa có tác dụng tiêu diệt cỏ dại.
- Ở những nơi nhiều cỏ, phải tiến hành làm đất sớm, phơi ải đất kỹ, làm cho
thân, rễ cỏ dại bị khô héo, chết hoặc giảm khả năng nảy mầm.
- Những nơi có nhiều cỏ dại lâu năm sinh sản vô tính (cỏ tranh, cỏ gà, cỏ
gừng…) phải bừa nát cỏ hoặc dùng dụng cụ cắt cỏ, nghiền nát rồi cày lật chôn
vùi cỏ dại vào trong đất. Mùa mưa đến, đất ẩm, cỏ dại mọc mầm từ các cơ quan
sinh sản vô tính còn sống sót, cần tiến hành bừa lại để diệt các mầm cỏ này. Tiến
hành bừa vài ba lần như vậy, sau này cỏ dại hại cây trồng giảm đi rất nhiều.
- Cày sâu lật đất là một biện pháp trừ cỏ tốt, đa số các loài cỏ đều có các cơ
quan sinh sản tập trung ở lớp đất mặt (0- 5 cm), cũng chỉ ở lớp đất này hạt hoặc
thân cành mới có khả năng nảy mầm. Khi cày sâu lật đất, thân cành bị trộn vùi
và bị vi sinh vật phân giải, hạt cỏ tuy khí bị phân giải nhưng lúc này cũng không
thể nảy mầm.
- Tốc độ làm đất cũng có ý nghĩa lớn trong việc diệt cỏ. Tốc độ làm đất cao
thì cỏ bị chia cắt nhiều, giập nát và đất lật triệt để, nên dễ bị tiêu diệt hơn làm
đất với tốc độ chậm. Cho nên làm đất bằng cơ giới thì hiệu quả hơn.
- Nhử cỏ: làm đất nhỏ, bón phân chuồng (trong phân chuồng có nhiều hạt
cỏ, chúng cũng nảy mầm) để cỏ mọc rồi cày bừa khi cỏ còn nhỏ. Hiệu quả trừ cỏ
của biện pháp này cũng khá cao nhưng chỉ áp dụng được đối với cây trồng có
thời gian làm đất dài.
40

- Những nơi có nhiều cỏ gấu (vùng bãi ven sông) thì biện pháp làm đất hầu
như không có tác dụng diệt cỏ mà chỉ làm hại hoặc giảm thân giả của cỏ, còn củ
là cơ quan sinh sản rất khó bị hại, thậm chí các biện pháp làm đất còn chia cắt củ
gấu làm nhiều mảnh, các mảnh đó lại nảy mầm và sau này cho số cây cỏ còn
nhiều hơn. Do vậy, ở những nơi có nhiều cỏ gấu người ta thường dùng biện
pháp luân canh hoặc nhặt bỏ cỏ gấu mang đổ xuống sông hoặc ao hồ mới có
hiệu quả.
4.4 T ừ ỏ dại bằ t uố óa ọ
4.4.1. Vai t ò ủa t uố t ừ ỏ
4.4.1.1. Ưu điểm:
Trong các biện pháp trừ cỏ dại cho cây trồng, thuốc trừ cỏ có vai trò rất
quan trọng do có nhiều ưu điểm nổi bật:
- Hiệu quả cao và tương đối triệt để, nhiều loại thuốc có phổ tác động rộng,
diệt được hầu hết các loại cỏ mà lại an toàn đối với cây trồng.
- Sử dụng thời gian đầu khi mới gieo trồng do đó diệt được cỏ ngay từ khi
mới mọc mầm và còn nhỏ nên hạn chế tác hại của cỏ rõ rệt.
- Đỡ tốn chi phí và công lao động, có thể áp dụng trên diện tích rộng lớn
trong một thời gian ngắn.
4.4.1.2. Nhược điểm:
- Nếu sử dụng liều lượng không hợp lý sẽ gây mất an toàn giảm năng suất
cây trồng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người và động
vật máu nóng.
- Chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như mưa gió thất thường.
- Có trường hợp dùng nhiều lần một loại thuốc để trừ nhóm cỏ này thì
nhóm cỏ khác lại phát triển (dùng 2,4D trừ cỏ cói lác và lá rộng thì cỏ hòa bản
lại phát triển mạnh do không còn sự cạnh tranh của 2 nhóm cỏ kia).
4.4.2. C tá ủa t uố ối với ỏ
Sau khi vào trong cây cỏ, thuốc có thể tác động theo nhiều cách để diệt
cỏ. Có một số cách tác động chính sau:
- Kích thích sự phát triển quá mức của tế bào, làm biến đổi các phản ứng
sinh học trong cây cỏ, gây ra hiện tượng biến dạng cây và hủy diệt các điểm sinh
41

trưởng (nhóm thuốc Phenoxy: 2,4D (Amine, Anco), MCPA - metyl


chlorophenoxy acetic - Agroxone )
- Ức chế quá trình tổng hợp chất diệp lục: chất diệp lục là nơi tạo ra màu
xanh của lá, nơi hấp thụ ánh sáng mặt trời để tạo ra năng lượng cho các phản
ứng tổng hợp vật chất trong cây. Không có diệp lục, cây sẽ chết.
Ví dụ: chất Oxadiazon (Ronstar).
- Ức chế tổng hợp lipit: lipit, gluxit và protit là 3 thành phần cơ bản tạo nên
tế bào. Không có lipit thì tế bào không được tạo ra, do đó cỏ sẽ bị chết.
Ví dụ: butachlor (Echo, Butoxim …), Fenoxaprop – P - Ethyl (Whip-S) và
Quinclorac (Facet).
- Ức chế tổng hợp aminoacid: aminoacid cấu tạo protit trong đó có một số
aminoacid không thể thiếu và không thể thay thế được như valin, Leucin …
Ví dụ: Pyrazosulfuron Ethyl (Star, Sirius …).
4.4.3. Tí ọ lọ ủa t uố t ừ ỏ
Tính chọn lọc của thuốc trừ cỏ tức là khi phun lên ruộng có cả cây trồng
và cỏ thì thuốc chỉ diệt cỏ mà không gây hại đến cây trồng. Có 3 cơ chế chính
tạo nên tính chọn lọc này là:
- Chọn lọc sinh lý: Khi phun thuốc trong vườn cây, thuốc được cả cỏ và cây
trồng hút vào nhưng đối với cây trồng, sau khi thuốc xâp nhập vào sẽ bị phân
giải trước khi gây đọc và bị cô lập tại một điểm mà không vận chuyển được
trong cây để gây hại.
- Chọn lọc không gian: sau khi phun, thuốc cỏ thường tập trung nhiều ở
tầng trên (1-2cm), là nơi hạt cỏ thường xuyên tập trung. Cây trồng thường gieo ở
lớp đất sâu hơn hoặc có rễ mọc sâu nên không bị tác động bởi thuốc.
Khả năng chọn lọc của thuốc trừ cỏ chỉ có tính tương đối, nghĩa là sử
dụng quá liều lượng khuyến cáo hoặc không đảm bảo các yêu cầu cần thiết sẽ có
thể làm hại đến cây trồng.
42

4.4.4. P â óm t uố t ừ ỏ
4.4.4.1. Phân loại dựa vào phổ tác dụng của thuốc
a. Thuốc trừ cỏ chọn lọc
Thuốc chỉ gây độc cho một số loại cỏ này mà ít hoặc không gây hại cho
những loài cây khác, thuốc chỉ giết vài loài thực vật trong quần thể nhiều loài.
Ví dụ: 2,4-D trừ cỏ lá rộng, cỏ chác, cỏ lác; Whip’s trừ cỏ lồng vực, đuôi phụng
b. Thuốc cỏ không chọn lọc (triệt sinh)
Tiêu diệt mọi loại cỏ khi chất độc tiếp xúc được cây cỏ, kể cả cây trồng.
Thuốc diệt tất cả các loài trong quần thể cỏ. Ví dụ: Gramoxone 20SL (Paraquat),
Basta 15SL (Glyphosinate amonium) Glyphosan 480DD (Glyphosate), Spark
16WSC (Glyphosate).
4.4.4.2. Phân loại dựa vào thời điểm áp dụng
a. Áp dụng trước khi gieo trồng:
Glyphosate (Touchdown 48SL, Roundup 480SC, Glyphosan 480DD),
Paraquat (Gramoxone 20SL), Metolachlor (Dual 720ND).
b. Tiền nẩy mầm
Thuốc có tác dụng diệt cỏ trước khi hạt cỏ sắp nẩy mầm hay ngay khi cỏ
đang nẩy mầm. Điều kiện thành công của biện pháp này là đất phải bằng phẳng,
đủ ẩm độ. Thuốc xâm nhập vào cây cỏ qua rễ mầm và lá mầm như Meco 60ND
(Butachlor), Sofit 300ND (Pretilachlor).
c. Hậu nẩy mầm
Thuốc có tác dụng diệt cỏ sau khi cỏ và cây trồng đã mọc. Thuốc xâm
nhập vào cây cỏ qua lá và một phần qua rễ. Whip’s 75 EW, Saviour 10 WP
(Cyclosulfamuron), Butanil 55EC (Propanil 27,5% + Butachlor 27,5%),
Butachlor (Michelle 62ND, Echo 60EC, Vibuta 62ND), Sindax 10WP (Londax
8,25% + Ally 1,75% ), Anco 720ND (2,4-D).
4.4.4.3. Phân loại theo kiểu tác động của thuốc
a. Thuốc trừ cỏ tiếp xúc:
Thuốc có tác dụng giết chết mô thực vật ở tại chỗ hay gần nơi tiếp xúc với
thuốc. Cỏ đã lớn hoặc cỏ đa niên không bị diệt hẳn bởi thuốc tiếp xúc, gốc sẽ
phục hồi trở lại sau một thời gian.
43

Ví dụ: Gramoxone 20SL (Paraquat), Butanil 55EC (Propanil 27,5%+ Butachlor


27,5%).
b. Thuốc trừ cỏ nội hấp:
Những loại thuốc này thấm sâu vào cây và di chuyển từ điểm tiếp xúc đến
các bộ phận khác và tiêu diệt toàn cây, chúng làm tăng nhanh hay chậm lại quá
trình trao đổi chất của cây. Do đó, thuốc lưu dẫn đặc biệt quan trọng để kiểm
soát cỏ đa niên. Đối với cỏ hàng niên ta có thể phun với liều lượng thấp vì chỉ
cần dính một giọt trên thân, lá cũng có thể làm chết toàn cây.
Ví dụ: Glyphosate (Touchdown 48SL, Roundup 480SC, Glyphosan 480DD),
2,4-D (Anco 720DD, Vi 2,4-D 700DD).
4.4.4.4. Dựa vào cơ ché tác động của thuốc đến cỏ dại
- Nhóm tác động đến quá trình phân chia tế bào của cỏ dại: Sofit 300EC,
Prefit 300EC, Butanil 55EC, Accotab 330EC, Vigor 30EC, Mecho 60EC...
- Nhóm tác động đến quá trình tổng hợp đạm trong cây cỏ: Butan 60EC,
Butanix 60EC, Vibuta 32ND, Sirius 10WP...
- Nhóm tác động ức chế quá trình tổng hợp lipit của cỏ: Satum 6H, Clincher
10EC, Tiler-S25EC, Whip- S7,5...
- Nhóm tác động đến màng tế bào thông qua việc phá huỷ, làm tổn thương,
giảm tính thấm của màng, ức chế quá trình hút khoáng, nước, làm thất thoát
hoặc rò rỉ lượng ion đáng kể trong tế bào ra ngoài môi trường như: Raft 800WP,
800WG, Ronstar 25EC...
- Nhóm ức chế quá trình quang hợp của cỏ, kìm hãm hoặc vô hiệu hoá các
enzym tham gia quá trình quang hợp: Butanil, Cantanil, Vitanil...
- Nhóm ảnh hưởng tới quá trình điều hoà sinh trưởng của cỏ: 2,4D 80BTN,
600DD, Anco 720ND.
4.4.4.5. Dựa trên thành phần hóa học
a. Thuốc cỏ vô cơ:
Thuốc nhóm này hiện nay rất ít phổ biến, do thuốc chậm phân hủy và lưu
tồn lâu trong môi trường.
Ví dụ: Cyanamid calcit Ca(CN)2, Chlorat natri NaClO3, Sulfat đồng ngậm nước
CuSO4.nH2O.
44

b. Thuốc trừ cỏ hữu cơ: rất phổ biến hiện nay, thường chế biến ở các thể
muối hoặc ester.
b1. Nhóm Phenoxycarboxylic acid
- 2,4-D (Vi 2,4D 80BHN, Anco 720DD), Vi 2,4D 600DD,Vi 2,4D
700DD).
- MCPA (Methyl Clor Phenoxy Acetic acid).
- Tác động như auxin gây rối loạn sinh trưởng, chất độc làm lá mất màu
xanh, biến thành trắng, vàng; sau đó trở nên nâu đen, lá xoắn tròn.
- Nội hấp qua lá, chọn lọc, hậu nẩy mầm.
- Trị cỏ lá rộng, cỏ họ lác.
b2. Nhóm Carbamate, chất dẫn xuất từ acid carbamic (NH2COOH)
- Thiobencarb (Saturn 6H, 50ND).
- Tác động: quang hợp, ức chế sự phân bào, ngăn chặn sự tổng hợp các
chất lipid.
- Nội hấp (lá rễ, mầm): tiền nẩy mầm, chọn lọc.
- Trị: cỏ hòa bản, cỏ họ lác, cỏ lá rộng (phổ rộng).
b3. Nhóm Amides
- Propanyl (Wham 360EC), Butachlor (Cantachlor 60EC, 5G; Vibuta
62ND, 5H), Michelle 62ND, Meco 60ND, Pretilachlor (Sofit 300ND),
Melolachlor (Dual 720EC).
- Tác động: ngăn cản quá trình quang hợp làm diệp lục tan rã.
- Đa số ở dạng tiếp xúc, tiền hoặc hậu nẩy mầm, có thể phun trước hoặc
sau khi cỏ mọc.
- Trị: cỏ lá rộng, hòa bản, cỏ chác, cỏ lác (phổ rộng).
b4. Urê thay thế
- Liuron (Afalon 50WP), Diuron (Karmex 80WP).
- Tác động: quá trình quang hợp, ảnh hưởng phản ứng Hill, ngăn cản sự
tạo thành các năng lượng hóa học như ATP, ADP...
- Chọn lọc, nội hấp.
- Chủ yếu trừ cỏ hằng niên, đôi khi cỏ đa niên như các bụi rậm.
45

b5. Sulfonilureas
- Bensulfuron-methyl (Londax 10WP), Metsulfuron-methyl (Ally 20DF).
- Ức chế sinh tổng hợp, ngưng phân cắt và tăng trưởng tế bào.
- Chọn lọc, nội hấp lên và xuống qua rễ lá.
- Tiền và hậu nẩy mầm, hiệu quả với cỏ hằng niên và đa niên.
b6. Triazine
- Ametryne (Gesapax 500DD), Atrazine (Gesaprim), Simazine (Visimaz
80BTN).
- Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp
- Chọn lọc, nội hấp qua rễ và lá.
- Hiệu lực đối với cỏ một và hai lá mầm.
b7. Bipyridylium
- Paraquat (Gramoxone 20SC), nông dân thường gọi là thuốc cỏ cháy.
- Tác động đến quá trình quang hợp, phá hủy lục lạp.
- Tiếp xúc, một phần nội hấp qua lá.
- Không chọn lọc.
- Trừ cỏ nhất niên, nhị niên và cả đa niên.
b8. Lân hữu cơ
- Glyfosinate ammonium (Basta 15DD), Anilofos (Ricozin 30EC).
- Tác động đến quá trình quang hợp, ngăn trở sự chuyển hóa NH3, gây
độc cho cây.
- Tiếp xúc và bán lưu dẫn, hấp thu qua lá, ít qua rễ.
- Không chọn lọc, hiệu quả đối với cỏ hòa bản và cỏ lá rộng trong vườn.
b9. Glycines
- Glyphosate (Glyphosan 480DD, Roundup 480SD, Vifosat 480DD,
Spark 16SC).
- Tác động đến quá trình quang hợp, ngăn trở sinh tổng hợp các amino
acid, đạm, làm thay đổi cấu trúc lục lạp.
46

- Tiếp xúc và lưu dẫn, hấp thu qua lá và rễ.


- Không chọn lọc, trị cỏ hòa bản, cỏ lá rộng trong vườn cây ăn trái.
b10. Aryloxy-phenoxy-propionates
- Phenoxaprop - P- ethyl (Whip’s 7,5EW), Fluazifop - P- butyl (Onecide
15EC),
Cyhalofop - butyl (Clincher 10EC).
- Ức chế sinh tổng hợp chất béo.
- Chọn lọc, nội hấp qua lá và thân.
- Hậu nẩy mầm, trị cỏ hòa bản, cỏ chác, cỏ lác, cỏ lá rộng...
B. Câu ỏi và bài tậ t ự à
1. Câu ỏi
Câu 1: Hãy nêu một số loài cỏ dại chính xuất hiện trong vườn mai vàng,
mai chiếu thủy.
Câu 2: Nhận diện một số loài cỏ dại chính trong vườn mai vàng, mai chiếu
thủy và đề xuất biện pháp phòng trừ.
2. Bài tập thực hành:
Bài 2: Phòng trừ cỏ dại hại mai vàng, mai chi u thủy
C. Ghi nhớ:
- Các loài cỏ dại thường xuất hiện trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy.
47

Bài 03: P ò t ừ sâu ại

Mục tiêu:
- Mô tả được triệu chứng gây hại của một số sâu hại mai vàng, mai chiếu
thủy.
- Xác định đúng các triệu chứng gây hại của một số sâu hại trên cây mai
vàng, mai chiếu thủy.
- Lựa chọn được biện pháp phòng trừ sâu hại phù hợp và đạt hiệu quả.
- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại mai vàng,
mai chiếu thủy theo nguyên tắc 4 đúng.
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, đảm bảo
an toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh
thái và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
A. N i du
1. Sâu ại t ê ây mai và
1.1 Bọ t ĩ (bù lạ )
a. Hình thái:
Con trưởng thành rất nhỏ, di chuyển nhanh nên khó quan sát thấy, kích
thước từ 1-1.5 mm, màu đen, con non có màu vàng ngà. Vòng đời của chúng rất
ngắn, trời càng nóng khô, chúng càng sinh sản mạnh, có thể từ 4 đến 10 ngày
một chu kỳ.

Hình 5.3.1: Bù lạch hay còn gọi bọ trĩ


48

b. T iệu ứ ây ại:
- Khi cây mai ra đọt non thì con trưởng thành của chúng sẽ di chuyển từ nơi
khác tới đẻ trứng trên những đọt lá non, sau khi đẻ vài ngày trứng bắt đầu nở ra
con bù lạch non (con ấu trùng). Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều chích
hút nhựa của những lá non, tạo ra những vết lấm tấm trắng nhỏ li ti.
- Những lá bị hại sẽ mất dần chất dinh dưỡng, phát trển không bình thường,
nhỏ lại, mép lá bị khô cháy và cong lên như hình lòng mo (mà bạn đã quan sát
và mô tả có hình dáng giống như một cái muỗng), lá trở lên thô cứng
- Khi những lá bị hại chuyển sang giai đọan bánh tẻ và già, thức ăn không
phù hợp cho chúng, chúng lại di chuyển sang những lá non khác để chích hút và
gây hại. Bù lạch thường gây hại nhiều trong mùa khô, khi mùa mưa đến mật số
bù lạch sẽ giảm dần.

Hình 5.3.2 Bù lạch gây hại trên lá mai

.P ò t ừ:
Để phòng trừ bù lạch có thể tiến hành như sau:
- Khi tưới nước cho cây mai, nên dùng lọai máy bơm có áp suất mạnh tia
xịt thẳng tia nước vào những chỗ mà bù lạch “cư trú” để rửa trôi bớt chúng, với
cách làm này sẽ làm giảm bớt được mật số của một số đối tượng dịch hại đang
gây hại trên cây mai như nhện đỏ, rệp sáp...
- Nếu mật số bù lạch cao có thể sứ dụng một vài lọai thuốc trừ sâu thường
dùng như: Malvate 21EC; Trebon 10EC; Confidor 100SL; Admire 050EC;
Regent 5SC... Khi phun xịt thuốc phun ướt đều cả mặt dưới của lá mai. Về liều
lượng và cách thức pha chế có thể đọc hướng dẫn của hãng sản xuất có in sẵn
trên nhãn thuốc.
49

1.2 Sâu ụ t â , à
Sâu đục thân đục vào cành nhánh của cây mai nếu không phát hiện sớm
thì cành nhánh bị rỗng và tiện đứt cành khô dần khi đụng đến cành mai sức ra.
Nên phát hiện sớm dùng ống tiêm bơm thuốc vào trong cành mai. Phun thuốc
trừ sâu định kỳ và dọn vườn mai sạch sẽ và dùng vợt bắt bướm xung quanh
vườn mai giảm đi lượng thuốc trừ sâu.
P ò t ừ
- Thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu hại, khi phát hiện có sâu dùng
thuốc hoá học để phun.
- Có thể phun định kỳ vào các tháng 3- 6 là thời điểm sâu đục thân thường
xuất hiện. Các lần phun cách nhau 1 tháng, dùng các loại thuốc như Basudin,
Padan, Bassa... liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
- Khi sâu đã đục vào cành, thân dùng sợi thép nhỏ hoặc gai mây luồn theo
lỗ đục để diệt sâu, sau đó dùng bông hoặc đất sét trộn với Basudin 10H hoặc các
loại thuốc phun phòng ở trên bịt kín lỗ dục của sâu.
1.3 Sâu lông (sâu nái)
a. Hình thái
Con trưởng thành hình màu nâu, lúc nhỏ mình màu xanh lá cây. Trên
mình sâu nái có nhiều lông dài dựng đứng. Ban ngày sâu nái nằm ẩn mình dưới
lá mai nên nếu không quan sát kỹ sẽ rất khó phát hiện. Ban đêm tối trời sâu nái
mới bò ra để ăn trụi các lá non và đọt non của cây mai.

Hình 5.3.4 Sâu nái


50

b. T iệu ứ
Sâu nái chuyên ăn lá non và đọt non của cây mai, cây mai bị cắn phá
nhiều sẽ trơ cành, trụi lá, làm cho cây mai mất sức, giảm đà sinh trưởng và mất
vẽ thẩm mỹ của cây. Sâu nái chỉ xuất hiện nhiều trong ùa cây mai ra lá non.
.P ò t ừ
- Ngắt bỏ hết những chiếc lá có sâu bám, đem ra ngoài đốt bỏ.
- Phun xịt thuốc trừ sâu đúng theo định kỳ trong năm: Regent, Bi 58,
Supracid.... phun xịt phía bên dưới các mặt lá mai cũng như đọt non.
1.4 Sâu t
Sâu tơ chỉ xuất hiện nhiều vào mùa cây mai ra lá non, chúng ăn trụi các lá
non và đọt non. Khi bị sâu gây hại, các lá non bị túm lại thành búp, xung quanh
búp có những sợi tơ nhỏ bao quanh quấn chặt lại, đó là tổ của sâu tơ trú ngụ. Sâu
tơ nằm trong tổ kén đẻ trứng.
Cành mai bị sâu tơ tấn công đều bị cụt đọt, gây ảnh hưởng xấu đến sức
tăng trưởng của cây.
P ò t ừ
- Dùng tay phá bỏ tổ kén, bắt sâu con.
- Nếu mật số sâu nhiều trong vườn mai có thể phun xịt các loại thuốc:
Supracid, Trebon... trên toàn bộ tán lá của cây mai.
1.5 Rầy bô
a. Hình thái
- Rầy bông là một loại sâu đa thực, chúng gây hại trên nhiều loại cây ăn trái
cũng như cây hoa cảnh, trong đó có cây mai, nhất là những giai đoạn cây ra lá
non, đọt non.
- Cơ thể của rầy có hình bầu dục, con trưởng thành cái có chiều dài 2,5 -
4,0mm, chiều rộng 0,7 - 3,0mm. Cơ thể của rầy phủ đầy chất sáp màu trắng như
bông gòn, rìa mỗi bên cơ thể có 18 sợi tua trắng.
- Con cái bám chặt vào những bộ phận non của cây để hút nhựa và có khả
năng đẻ hàng trăm quả trứng nhỏ li ti ở ngay dưới bụng. Khi mới nở rầy non có
chân để phân tán ra xung quanh, sau đó chân bị thoái hóa dần và chúng bám
dính ở một chỗ để chích hút nhựa và có khả năng để phân tán ra xung quanh, sau
51

đó chân bị thoái hóa dần và chúng bám dính ở một chỗ để chích hút nhựa cây
cho đến khi trưởng thành.

Hình 5.3.5 Rầy bông hại cây hoa mai

b. T iệu ứ
Do bị chích hút nhựa, những đọt non, lá non mới ra bị thiếu dinh dưỡng,
phát triển rất kém, lá bị còi cọc, biến dạng và nhỏ lại, cành non mới ra bị thiếu
dinh dưỡng, phát triển chậm, nếu nặng, đọt non, lá non,...có thể bị chết.
.P ò t ừ
- Trồng hoặc đặt chậu mai với khoảng cách hợp lý, không nên trồng hoặc
đặt chậu mai quá gần nhau và thường xuyên cắt tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh,
cành nằm khuất trong tán lá để vườn mai luôn thông thoáng.
- Đối với những đọt non, lá non có quá nhiều rầy đeo bám có thể mạnh dạn
cắt bỏ đem ra khỏi vườn tiêu hủy để hạn chế sự lây lan của rầy sang những cây
khác.
- Chăm sóc chu đáo để cây mai sinh trưởng và phát triển tốt, có sức chống
đỡ với rầy.
- Để di chuyển, lây lan từ cây này sang cây khác, từ cành này sang cành
khác rầy phải nhờ một số loài kiến tha chúng đi. Nếu thấy dưới gốc có nhiều
kiến có thể dùng thuốc Padan, Basudin hoặc Regent hột rải xung quanh gốc để
diệt kiến. Khi xịt thuốc trừ rầy nên xịt cả thân, cành để trừ kiến đang sinh sống
di chuyển trên đó.
- Hàng ngày trong quá trình chăm sóc nên kiểm tra cây mai để phát hiện
sớm khi mật độ rầy còn thấp và diệt rầy bằng tay. Nếu mật số rầy quá cao bạn có
thể sử dụng một trong các loại thuốc như dầu khoáng D-C-Tron Plus 98,8EC;
Applaud-Bas 27BTN; Viaphate 40 EC/75BHN; Vidithoate 40ND; Supracide
52

40EC/ND; Sunprathion 40EC; Bitox 40EC/50EC; Butyl 10WP...phun trực tiếp


vào chỗ có rầy đeo bám.
- Trước khi phun thuốc nên phun bằng nước có pha xà bông để rửa trôi bớt
lớp phấn sáp bên ngoài, đến khi xịt thuốc thì thuốc dễ tiếp xúc với cơ thể của rầy
hơn. Ngoài ra trong khi tưới vườn bằng máy bơm nước có thể dùng tia nước xịt
mạnh vào chỗ có nhiều rầy đeo bám cũng có tác dụng rửa trôi bớt rầy.
1.6 Tò vò ắ lá làm t
Khi quan sát trên lá mai thấy một số lá trên cây bị cắt thành những đường
bán nguyệt như là bị sâu cắn phá, đó là do tò vò cắn lá làm tổ, ít gây tác hại như
sâu, thường cắn phá chồi non.

Hình 5.3.6: Lá mai bị tò vò cắn lá

1.7 Rệ
a. Hình thái
Rệp trưởng thành cái không cánh, có thân mềm hình bầu dục dài khoảng 3
mm, bên ngoài phủ một lớp bột sáp trắng và có những sợi sáp trắng hai bên
mình, cuối bụng có một cặp đuôi ngắn. Rệp đực trưởng thành có một cặp cánh
mỏng, cơ thể dài khoảng 2 mm, màu xám nhạt. Rệp non giống trưởng thành cái
nhưng nhỏ hơn.

Hình 5.3.7 Trưởng thành cái và ấu trùng Trưởng thành đực của rệp sáp
53

b. T iệu ứ
Rệp hút nhựa cây làm đọt xoăn lại, lá vàng, cây sinh trưởng kém. Cây có
rệp thường có kiến và nấm bồ hóng đen xuất hiện, trên bề mặt của lá như bám
một lớp muội đèn, làm giảm khả năng quang hợp của lá, lá thường bị rụng sớm.
Ngoài ra, rệp còn là môi giới truyền bệnh virus cho cây.

Hình 5.3.8 Nấm bồ hóng đen gây hại trên lá mai

.P ò t ừ
Dùng tay giết rệp. Khi mật số rệp cao tiến hành phun các loại thuốc
Pyrinex, Supracide, Polytrin, Monster.
2. Sâu ại t ê ây mai i u t ủy
2.1 Sâu ụ t â , à
a. T iệu ứ ây ại
- Sâu đục thân đục vào cành nhánh của cây mai nếu không phát hiện sớm
thì cành nhánh bị rỗng và tiện đứt cành khô dần khi đụng đến cành mai sức ra.
- Nên phát hiện sớm dùng ống tiêm bơm thuốc vào trong cành mai.
- Phun thuốc trừ sâu định kỳ và dọn vườn mai sạch sẽ và dùng vợt bắt
bướm xung quanh vườn mai giảm đi lượng thuốc trừ sâu.
b. P ò t ừ
- Thường xuyên theo dõi để phát hiện sâu hại.
- Có thể phun định kỳ vào các tháng 3- 6 là thời điểm sâu đục thân thường
xuất hiện. Các lần phun cách nhau 1 tháng, dùng các loại thuốc như Basudin,
Padan, Bassa... liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì.
54

- Khi sâu đã đục vào cành, thân dùng sợi thép nhỏ hoặc gai mây luồn theo
lỗ đục để diệt sâu, sau đó dùng bông hoặc đất sét trộn với Basudin 10H hoặc các
loại thuốc phun phòng ở trên bịt kín lỗ dục của sâu.
2.2 Sâu ă lá
a. Hình thái
- Trưởng thành là một loài bướm, có chiều dài cơ thể khoảng 20 – 25 mm,
sải cánh rộng 60 – 70 mm. Thân và cánh mầu đen, trên cánh có nhiều đốm mầu
trắng và mầu vàng hình bầu dục. Trưởng thành thường hoạt động ban ngày.
Trứng được đẻ rải rác trên các đọt non, lá non.
- Sâu non hình ống, thân màu xanh trong, đầu màu nâu đen. Khi đẫy sức
sâu dài khoảng 25 – 28 mm. Sâu non thường nhả tơ kéo vài lá non lại với nhau
làm tổ để sống và hóa nhộng ở trong đó. Sâu thường gây hại nhiều trong mùa
mưa, là mùa cây mai ra nhiều đợt đọt non, lá non.
b. T iệu ứ ây ại
- Sâu non gặm nhấm làm khuyết lá, khi lớn chúng nhả tơ kéo vài lá non lại
với nhau, rồi nằm bên trong cắn phá, làm cho lá bị khuyết, nếu nặng lá có thể bị
cắn phá đến phân nửa, đôi khi chỉ còn trơ lại một đoạn gân chính ở gần cuống lá.

Hình 5.3.9 Sâu ăn lá mai


.P ò t ừ
- Dùng tay bắt giết khi phát hiện thấy tổ sâu ở những đọt non.
- Nếu mật số sâu cao, có thể dùng một trong những loại thuốc sau: Delfin,
Abamectin hoặc một số thuốc gốc cúc tổng hợp như Fastac, SecSaigon, Sumi-
Alpha…
55

B. Câu ỏi và bài tậ t ự à
1. Câu ỏi
Câu 1: Hãy nêu một số loài sâu hại chính xuất hiện trong vườn mai vàng,
mai chiếu thủy.
Câu 2: Nhận diện một số sâu hại trên từng chủng loại và tuổi cây, phân tích
nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ.
2. Bài tập thực hành:
Bài 3: Phòng trừ sâu hại mai vàng, mai chiếu thủy
C. Ghi nhớ:
- Các loài sâu hại trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy và biện pháp
phòng trừ.
56

Bài 04: P ò t ừ bệ ại

Mục tiêu:
- Mô tả được triệu chứng của một số bệnh gây hại mai vàng, mai chiếu
thủy.
- Áp dụng biện pháp phòng trừ bệnh hại phù hợp và đạt hiệu quả.
- Sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh hại mai vàng, mai chiếu thủy
theo nguyên tắc 4 đúng.
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ bệnh hại, đảm
bảo an toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm, bảo vệ môi trường
sinh thái và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
A. N i du
1. Bệ ại t ê ây mai và
1.1 Cháy bìa lá
a. Tác nhân: do nấm Pestalotia funerea gây ra
b. T iệu ứ ây ại:
- Bệnh chủ yếu trên lá cây mai, xuất hiện đầu tiên ở chóp và mép lá tạo
thành vệt màu nâu, lan dần vào phiến lá thành mảng lớn, màu nâu xám, phân
biệt rõ với phần xanh của lá, mảng cháy có khi chiếm trên 1/2 diện tích lá.
- Trên vết bệnh có những chấm đen nhỏ là ổ bào tử. Lá cây mai bệnh nặng
chuyển màu vàng và rụng. Bệnh phát sinh chủ yếu trên lá già.
- Bệnh phát sinh vào cuối mùa thu khi cây mai có nhiều lá già, sinh trưởng
chậm, đất thiếu chất dinh dưỡng, nhất là trong chậu ít bón phân.

Hình 5.4.1: Triệu chứng bệnh cháy lá mai.


57

.P ò t ừ
- Bón phân đầy đủ, cân đối NPK, ngắt bỏ lá già, lá bệnh.
- Định kỳ phun thuốc gốc Đồng như COC 85, Norshield 86.2 WG,
Funguran, hoặc Map Super 300EC…và phân bón lá cho cây mai.
1.2 Bệ t á t ư
a. Tác nhân: nấm colletotrichum sp
b. T iệu ứ ây ại
Bệnh thường phát triển mạnh vào
mùa mưa. Lá bị thối nhũn bắt đầu ở một
điểm trên bề mặt, sau đó lan rộng ra thành
từng vòng tròn lớn, phần bệnh sẽ bị khô
vào lúc trời nắng. Lá sẽ bị khô thủng ở
những phần này. Bệnh phát triển, lây lan
mạnh nếu điều kiện môi trường nóng và
ẩm kéo dài.

Hình 5.4.2: Bệnh thán thư gây hại trên lá mai


.P ò t ừ
- Lặt bỏ các lá bệnh, cành bệnh cưa bỏ và đem ra khỏi vườn mai tiêu hủy.
- Phun xịt các loại thuốc thường dùng như Vicarben, Coc85, Dithane M45,
… để tiêu diệt hết mầm bệnh.
1.3 Bệ ỉ sắt
a. Tác nhân: do Nấm Phragmidium mucronatum
b. T iệu ứ ây ại
- Bệnh thường xuất hiện và gây hại trên những lá mai đã bước vào giai
đọan bánh tẻ trở đi.
- Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ mầu mầu nâu, sau đó vết bệnh
cứ lớn dần lên như hạt tấm, hạt mè…(đa số vết bệnh có kích thước khỏang trên
dưới 2 ly), hình tròn hoặc hình bầu dục, đôi khi vết bệnh cũng có kích thước
khỏang 4-5 ly.
58

- Đa số vết bệnh nằm trong phiến lá, tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có những
vết nằm ở ngòai mép lá, gặp trường hợp này vết bệnh chỉ còn lại là nửa hình
tròn.
- Vết bệnh có màu đỏ nâu, nhìn giống như màu của sắt rỉ. Vết bệnh thể hiện
ở cả mặt trên và mặt dưới của lá cây mai, xung quanh vết bệnh bao giờ cũng có
một quầng vàng nhỏ bao quanh, nếu soi lên ánh sáng thì những quầng vàng này
thể hiện rõ hơn.

Hình 5.4.4: Bệnh rỉ sắt gây hại trên lá mai

- Nếu bệnh hại nặng mà không tìm biện pháp chữa trị kịp thời sẽ làm cho
bộ lá của cây mai mất dần màu xanh vốn có của nó, rồi chuyển dần sang màu
vàng, diệp lục tố bị mất dần, ảnh hưởng đến qúa trình tổng hợp bình thường của
cây, làm cho cây mai mất sức, yếu ớt. Bệnh thường chỉ xuất hiện và gây hại
nhiều trong mùa mưa.
.P ò t ừ
- Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai qúa gần sát nhau, tạo cho vườn
mai luôn thông thóang. Liếp trồng mai, hoặc liếp đặt chậu mai nên thiết kế theo
hình mai rùa để thóat nước tốt mỗi khi có mưa. Kê đặt chậu mai cao để tránh
cho cây mai bị úng nước trong mùa mưa.
- Khi bước vào mùa mưa nên kiểm tra vườn mai thường xuyên để phát hiện
sớm và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.
- Khi phát hiện có bệnh có thể sử dụng một trong những lọai thuốc sau đây
để phun xịt: COC 85WP; Vidoc 30WP ; Vidoc 80BTN; hoặc Vidoc 50HP;
Batocide 12WP; Viben-C 50BTN…
59

1.4 Bệ m ồ
a. Tác nhân: do nấm Corticium salmonicolor
b. T iệu ứ ây ại
- Ban đầu bệnh chỉ là một đốm nhỏ, sau đó cứ lan rộng dần ra rồi bao kín
hết cả một đọan cành, làm cho lá cây mai bị rụng, cành bị chết khô dần. Khi vết
bệnh đã bao quanh kín hết cả một đọan cành thì đa số những lá mai phía trên
chỗ bị bệnh sẽ có màu vàng, xanh loang lổ, rồi bị rụng dần, khúc cành phía trên
chỗ bị bệnh trở lên khô nứt, giòn dễ gẫy. Nếu không phát hiện sớm và phun xịt
thuốc phòng trị kịp thời thì có khi lên đến vài chục phần trăm số cành bị hại, làm
cho cây mai xơ xác, vụ ra bông năm sau sẽ không đẹp.
- Bệnh thường chỉ tấn công trên những cành nhỏ cỡ chân nhang cho đến cỡ
cây đũa ăn cơm, ít khi gây hại ở những cành lớn hoặc trên thân, nếu như cây
được phun xịt thuốc kịp thời. Nhưng vì những cành nhỏ này lại là cành mang
bông cho vụ sau nên nếu để nhiều cành bị hại cây sẽ có ít bông và bông không
đẹp, bông nhỏ, rất khó bán và bán không được giá.
- Thực tế cho thấy bệnh thường gây hại nhiều hơn trong mùa khô, khi mùa
mưa xuống bệnh bớt dần.

Hình 5.4.5: Bệnh nấm hồng gây hại trên cây mai

c. P ò t ị
- Kiểm tra vườn mai thường xuyên (nhất là vào mùa khô) để phát hiện sớm
và có biện pháp ngăn chặn bệnh kịp thời.
60

- Khi phát hiện có bệnh có thể sử dụng một trong những lọai thuốc như:
COC 85WP; Vidoc 30WP ; Vidoc 80BTN; hoặc Vidoc 50HP; Batocide 12WP
Viben-C 50BTN… để phun xịt, nếu vườn thường bị bệnh này thì trong mùa khô
(là mùa thích hợp cho bệnh phát sinh, phát triển) nên phun xịt định kỳ khỏang 1
tuần lễ một lần. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc đã có in trên nhãn thuốc.
- Thường xuyên thu gom những cành đã bị bệnh không thể phục hồi được
đem tiêu hủy. Khi cắt nhớ cắt sâu thêm vào bên trong chỗ vết bệnh khỏang vài
phân để phòng nấm bệnh còn sót lại trên cành tiếp tục phát triển lây lan sang các
cành khác hoặc các cành non sắp ra sau này.
1.5 Bệ ốm o
a. Tác nhân: do tảo Cephaleuros virescens gây ra
b. T iệu ứ
Trên lá già thường xuất hiện những đốm vòng tròn như rong rêu bám vào
mặt lá. Vườn ít nắng ẩm độ cao, rậm rạp thường xuất hiện bệnh này. Bệnh
không làm chết và rụng lá nhưng nó làm giảm khả năng quang hợp của cây.

Hình 5.4.6: Bệnh đốm rong gây hại

.P ò t ừ
Có thể dùng các loại thuốc gốc đồng như Master Cop, Boocdo, Coc85, …
B. Câu ỏi và bài tậ t ự à
1. Câu ỏi
Câu 1: Hãy nêu một số loài bệnh hại chính xuất hiện trên cây mai vàng,
mai chiếu thủy.
61

Câu 2: Nhận diện một số bệnh hại trên từng chủng loại và tuổi cây, phân tích
nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ.

2. Bài tập thực hành:


Bài 4: Phòng trừ bệnh hại cây mai vàng, mai chi u thủy
C. G i ớ
- Bệnh gây hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy và biện pháp phòng trừ.
62

Bài 05: P ò t ừ dị ại k ác

Mục tiêu:
- Mô tả được triệu chứng gây hại của một số loài dịch hại như nhện đỏ,
ốc, sùng, kiến trên mai vàng, mai chiếu thủy.
- Áp dụng biện pháp phòng trừ nhện đỏ, ốc, sùng, kiến phù hợp và đạt
hiệu quả.
- Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật để phòng trừ nhện đỏ, ốc, sùng, kiến theo
nguyên tắc 4 đúng.
- Có trách nhiệm khi sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật để phòng trừ nhện đỏ,
ốc, sùng, kiến đảm bảo an toàn cho người thực hiện, người sử dụng sản phẩm,
bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
A. N i du
1. N ệ ỏ
a. Hình thái

Nhện đỏ rất nhỏ như đầu kim, hình


bầu dục (dài khoảng 0,3 - 0,4mm). Khi mới
nở nhện có màu vàng nhạt, khi lớn chúng
chuyển dần sang màu hồng và đỏ đậm. Nhện
trưởng thành nhả tơ giăng thành một lớp sợi
rất mỏng ở mặt dưới lá, đẻ trứng từng quả
gắn vào lớp tơ.
- Nhện sinh sản rất nhiều, chúng tích luỹ mật
số khá nhanh. Nhện phát triển nhiều trong Hình 5.5.1: Nhện đỏ gây hại trên lá mai
điều kiện thời tiết nóng và khô.
b. T iệu ứ ây ại
- Nhện thường rất nhỏ, khó phát hiện nếu không nhìn kỹ, cả nhện trưởng
thành và nhện non đều bu bám trên bề mặt của lá cây mai, cạp ăn biểu bì và
chích hút dịch của lá cây mai từ khi lá bước vào giai đọan bánh tẻ trở đi, làm
cho lá có những vết trắng lấm tấm giống bụi cám, sau đó lá chuyển dần sang
mầu xanh đen và nâu hơi đậm loang lổ, phiến lá bị phồng lên như bánh tráng.
63

- Nếu không phát hiện và có biện pháp diệt trừ kịp thời, bộ lá của cây mai
sẽ bị cằn lại, thô cứng và đương nhiên sẽ ảnh hưởng đến qúa trình sinh trưởng
và phát triển bình thường của cây mai, nhất là trong mùa khô.

Hình 5.5.2: Triệu chứng nhện đỏ gây hại trên lá mai.

c. Phòng trừ
Để phòng trị lọai nhện này các bạn có thể tiến hành một số công việc sau
đây:
- Không nên trồng hoặc đặt các chậu mai quá xít nhau, để vườn mai có độ
thông thóang.
- Hàng ngày khi tưới tắm, chăm sóc vườn mai các bạn nên chú ý quan sát
cây mai, kiểm tra bộ lá mai (nhất là những lá từ giai đọan bánh tẻ trở đi) để phát
hiện sớm và có biện pháp diệt trừ nhện kịp thời.
- Do cơ thể của nhện rất nhỏ vì thế để dễ phát hiện nhện các bạn phải dùng
kính lúp, nếu không có kính lúp các bạn có thể kiểm tra bằng cách gián tiếp như
sau: ngắt những lá mai nghi có nhện đặt vào giữa hai tờ giấy trắng rồi lấy tay
vuốt nhẹ phía ngòai tờ giấy, nếu thấy trên mặt giấy có những chấm nhỏ mầu
vàng xanh, hồng hay đỏ thì lá đó đang có nhện gây hại, những chấm này càng
nhiều thì chứng tỏ mật độ của nhện càng cao.
- Khi phát hiện có nhiều nhện trên cây mai các bạn có thể dùng một trong
các lọai thuốc sau đây để phun xịt: Danitol 10EC; Comite 73EC; Pegasus
500SG; Ortus 5SC; Cascade 5EC; Nissuran 5EC; Sirbon 5EC; Kelthane
18,5EC…Nên dùng luân phiên thuốc để tránh nhện bị kháng thuốc. Về liều
lượng và cách sử nên đọc hướng dẫn có in trên nhãn thuốc.
64

2. Ố
a. T iệu ứ ây ại
- Quan sát trên mặt đất chậu trồng mai vào lúc mờ sáng hay sau cơn mưa,
thường thấy xuất hiện nhiều loài ốc nhỏ hình dạng khác nhau.
- Ban ngày ốc ẩn kín trong các hốc, bụi cây hoặc chui rúc hết xuống đất
chậu để vừa tránh ánh sáng vừa cắn phá rễ non của cây mai. Ban đêm ốc bò lên
mặt đất và thân cây mai để tìm ăn các lá non, đọt non.
- Khi bò trên lá mai, ốc tiết ra một thứ chất nhờn khi khô sẽ để lại những
đường cong quẹo ngoằn ngoèo màu trắng.

Hình 5.5.3 Ốc gây hại trên cây mai

Khi ốc xuất hiện nhiều cắn phá hết rễ non cây mai khiến cây sinh trưởng
kém, bớt tươi tắn, còi cọc. Đặc biệt, ốc phát triển mạnh trong mùa mưa và những
vườn cây được tưới nước thường xuyên trong mùa nắng.
b. P ò t ừ

Để diệt trừ ốc hiệu quả, có thể áp dụng một trong những kinh nghiệm sau:
- Dùng thuốc Deadline Bullét (do công ty Map Pacific Việt Nam sản xuất),
có thành phần hoạt chất Metaldehde 4%. Đây là thuốc đặc trị ở dạng bã, có chứa
chất dẫn dụ để thu hút ốc đến ăn và chúng bị tiêu diệt tại chỗ. Liều dùng 1-
2kg/ha, rải thuốc ở những nơi ốc thường tập trung. Với mật độ ốc khoảng 10
con/m2, có thể sử dụng 6 - 8kg/ha.
- Chặt cánh râm bụt có nhiều lá xanh, để cho héo, đem bỏ từng đống trong
vườn vào lúc chiều mát. Tối đến, ốc sên sẽ kéo đến ăn lá râm bụt. Sáng hôm sau
sẽ thu gom dễ dàng.
65

- Lấy một cái hũ, trét lên một lớp mật ong mới lấy còn mùi thơm. Chờ sẩm
tối đêm để ngoài vườn. Vị ngọt thơm của mật ong sẽ dẫn dụ ốc sên chui vào hũ
rất nhiều. Sáng ra bạn chỉ cần xử lý chúng là xong.- Bắt vài con cóc nuôi trong
vườn (số lượng cóc nuôi ít hay nhiều tuỳ theo vườn rộng hay hẹp). Đêm đến
những con cóc này sẽ ăn hết những con ốc sên và nó còn ăn những loại sâu bọ,
mối, kiến cánh…nhưng không phá hoại cây trồng.
- Nuôi vịt thả trong vườn, nó sẽ tìm trứng ốc sên ăn hết và tiêu diệt dần
những con ốc sên cắn phá.
3. Sùng
a. Hình thái
- Sùng là ấu trùng của con bọ hung, một loại bọ cánh cứng thường bay
đậu trên các đọt dừa, đọt cây cao.
- Bọ hung thường chui vào các đống phân bò, các đóng rác để đẻ trứng.
trứng nở ra có màu xanh ngà, to bằng ngón tay với hình thù giống như con sâu.
Miệng sùng có đôi ngàm màu nâu. Nó tiếp tục sống trong đống phân, đống rác
để tìm ăn chất hữu cơ có sẵn trong phân chưa bị hoai mục để sống.

Hình 5.5.4: Trứng sùng và sùng đất

b. T iệu ứ
Sùng non nở ra ăn hết các chất hữu cơ trong phân, ăn các rễ non của cây
mai khiến cây mất sức, không phát triển được.
.P ò t ừ
- Để phòng ngừa sùng phá hoại chỉ nên bón phân chuồng đã được ủ hoai
mục vào gốc mai.
- Dùng thuốc Basudin hạt rắc lên khắp bề mặt chậu mai vào lúa sáng sớm
66

hoặc chiều mát. Sau đó tưới nước cho thuốc ngấm vào đất để diệt sùng.

4. Ki
a. ặ iểm
- Trong vườn, kiến “trông coi” rầy mềm (aphid), thậm chí có thể dịch
chuyển những con rầy mềm này đặt vào những cây trồng phù hợp nhằm hút dịch
ngọt do rầy mềm tiết ra sau khi chúng hút nhựa cây. Rệp bông (Mealy bug) và
rệp vảy (Scale) là những loài côn trùng có cơ thể mềm khác tiết dịch ngọt hấp
dẫn kiến đến thu nhặt.
- Kiến tạo thành những đường hầm và làm tổ trong đất vườn làm xói mòn
rễ cây và phá hại mọi thứ trong vườn khi không được phòng trừ.

Hình 5.5.5: Kiến đen gây hại

b. P ò t ừ
Mục đích phòng là chính nên dùng thuốc xua đuổi hơn là tiêu diệt chúng
bởi vì khi kiến bị tấn công, một số kiến tập hợp trứng của chúng và di chuyển
đến vị trí khác. Vì thế mục tiêu chúng ta là làm cho chúng di chuyển tổ đến nơi
khác mà không gây hại cây vườn.
Sau đây là một số phương pháp để xua đuổi kiến:
- Hàn the (borac, natri tetraborat) có thể sử dụng như là thuốc trừ sâu thiên
nhiên, nhưng chú ý giữ xa trẻ em, động vật trong nhà. Khi dùng chú ý che mắt,
mũi, đeo găng tay và rửa sạch sau khi làm xong. Borac trộn với bơ đậu phộng
hoặc là những thứ ngọt như mật ong, làm cho kiến thích ăn và mang thức ăn đó
vào tổ cho cả đàn cùng ăn nhằm tiêu diệt cả đàn kiến.
- Ngoài ra chất điatômit (đá tảo diatomite) dùng rải trên lối đi của kiến có
thể tiêu diệt chúng do làm mất nước khi chúng đi về tổ.
67

- Cũng có thể dùng dung dịch gồm tỏi, tiêu cay, xà phòng, dầu thực vật, dầu
lửa và nước phun trừ kiến nhưng tốn nhiều thuốc vì chúng quá nhiều.
- Thấm nhẹ dung dịch gồm một ít mứt, mật ong hoặc nước đường (có thể
thêm borac) trên nền cây bị nhiễm rầy mềm (aphid). Như vậy sẽ giữ kiến lại,
trong khi chúng ta thiết lập một số bọ rùa (ladybugs) tiêu diệt rầy mềm. Không
cần phun xịt trừ kiến vì chúng ta chỉ trừ kiến trên cây, trong khi chúng có cả đàn
dự trữ dưới mặt đất có thể nhanh chóng xuất hiện trở lại.
- Gọt vỏ quả dưa leo trên lối đi của kiến làm cho chúng tránh xa một thời
gian do chúng có bản tính tự nhiên không thích dưa leo.
- Khi thấy tổ kiến, có thể rải một hoặc các thứ sau: tiêu đen, bột quế hoặc
bột ớt, muối có thể làm cho kiến trở thành mê loạn, điên cuồng mà bỏ đi nơi
khác.
- Trường hợp khi mật độ kiến xuất hiện cao và gây hại nhiều trên cây trong
vườn thì dùng bã diệt kiến bằng cách sử dụng cơm dừa và mỡ heo xào cho
thơm, sau đó trộn thêm đường cát và một ít thuốc Fipronil (Regent 800 WG)
hoặc thuốc diệt kiến chuyên dụng Alpha Cypermethrin (Fedonal 10 SC),... Bã
được cho vào túi vải nhỏ và treo vào cây có nhiều kiến. Khi treo cần tránh ánh
nắng mặt trời và nước mưa ngấm vào bã. Hoặc có thể đặt bã trực tiếp (không bỏ
vào túi vải) ở các vị trí đường đi của kiến trên cây. Chú ý không nên sử dụng bã
thường xuyên để diệt kiến vì các loài kiến có ích sẽ đến ăn và bị tiêu diệt, dễ làm
phát sinh các loài sâu hại trên vườn.
B. Câu ỏi và bài tậ t ự à
1. Câu hỏi:
Câu 1: Hãy nêu một số loài dịch hại khác trên cây mai vàng, mai chiếu
thủy.
Câu 2: Nhận diện một số loài dịch hại khác trên từng chủng loại và tuổi cây,
phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp phòng trừ.
2. Bài tập thực hành:
Bài 5: Phòng trừ dịch hại khác trên mai vàng, mai chi u thủy
C. Ghi nhớ:
- Các loài dịch hại khác gây hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy và biện
pháp phòng trừ chúng.
68

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY Ô N

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA Ô N:


1. Vị t í:
Mô đun Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy là mô đun chuyên
môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của Nghề trồng mai
vàng, mai chiếu thủy; được giảng dạy sau các mô đun Chuẩn bị trước khi trồng,
Trồng và chăm sóc mai vàng, Trồng và chăm sóc mai chiếu thủy, Tạo hình cơ
bản cho cây mai vàng, mai chiếu thủy. Mô đun này có thể giảng dạy độc lập
theo yêu cầu của người học.
2. Tí t:
Mô đun Phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy là một trong các mô
đun trọng tâm của chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề trồng mai vàng,
mai chiếu thủy. Đây là mô đun tích hợp, có cả lý thuyết và thực hành. Lý thuyết
học trong phòng, thực hành học ở ngoài vườn. Các bài tập thực hành phải tiếp
xúc với thuốc Bảo vệ thực vật. Vì vậy, giáo viên cần nhắc nhở để học viên tránh
những nguy hiểm với chất độc hại. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ
lý thuyết và thực hành.
II. ỤC TIÊ Ô N:
Học xong mô đun này người học có khả năng:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được các loài dịch hại như sâu, bệnh, cỏ dại, động vật
hại khác... gây hại cho mai vàng, mai chiếu thủy.
+ Nêu được các biện pháp phòng trừ dịch hại mai vàng, mai chiếu thủy.
- Về kỹ năng:
Xác định đúng các loài dịch hại, chọn đúng biện pháp phòng trừ và
phòng trừ dịch hại cho mai vàng, mai chiếu thủy đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả
cao.
- Về thái độ:
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật khi thực hiện công việc. Cẩn
thận, chăm chỉ, có ý thức bảo vệ môi trường và nền nông nghiệp bền vững.
69

III. NỘI D NG CHÍNH CỦA Ô N

T ời lượ ( iờ ọ )
Mã Loại ịa
Tên bài
bài bài dạy iểm Tổng Lý Thực
Kiểm tra
số thuyết hành

MĐ05- Bài 1: Hóa chất sử Tích Lớp


01 dụng trong phòng trừ hợp học –
dịch hại cây trồng vườn
1. Định nghĩa về cây
thuốc bảo vệ thực vật
2. Đặc điểm chung
của các thuốc trừ sâu,
bệnh, cỏ dại
3. Nguyên tắc sử
dụng thuốc bảo vệ
thực vật
4. Các loại thuốc trừ
côn trùng, ốc và nhện
hại cây
5. Dụng cụ phun
thuốc bảo vệ thực vật 11 2 7 2

MĐ05- Bài 2: Phòng trừ cỏ Tích Lớp


02 dại hại mai vàng, mai hợp học-
chiếu thủy Vườn
1. Khái niệm và tác cây
hại của cỏ dại
2. Các loài cỏ dại phổ
biến trong vườn mai
vàng, mai chiếu thủy
3. Các thời điểm làm
cỏ
4. Phòng trừ cỏ dại
trong vườn mai vàng,
mai chiếu thủy
13 2 9 2

MĐ05- Bài 3: Phòng trừ sâu Tích Lớp


20 4 14 2
hại mai vàng, mai
70

03 chiếu thủy hợp học-


1. Sâu hại trên mai Vườn
vàng cây
1.1 Bọ trĩ (bù lạch)
1.2 Sâu đục thân, cành
1.3 Sâu lông (sâu nái)
1.4 Sâu tơ
1.5 Rầy bông
1.6 Tò vò cắn lá làm tổ
1.7 Rệp
2. Sâu hại trên mai
chiếu thủy
2.1 Sâu đục thân, cành
2.2 Sâu ăn lá
2.3 Sâu hại hoa

MĐ05- Bài 4: Phòng trừ bệnh Tích Lớp


04 hại mai vàng, mai hợp học-
chiếu thủy Vườn
1. Bệnh hại trên mai cây
vàng
1.1 Cháy bìa lá
1.2 Bệnh thán thư
1.3 Bệnh rỉ sắt
1.4 Bệnh nấm hồng
1.5 Bệnh đốm rong
2. Bệnh hại trên mai
chiếu thủy 18 2 14 2

MĐ05- Bài 5: Phòng trừ dịch Tích Lớp


05 hại khác trên mai hợp học-
vàng, mai chiếu thủy Vườn
1. Nhện đỏ cây
2. Ốc
3. Sùng
4. Kiến 18 2 14 2
71

T số 80 12 58 10

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết và thực hành được
tính bằng giờ thực hành.
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1. Nhậ bi t và a t uốc Bảo vệ thực vật
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên thực hành nhận biết một số hóa chất Bảo vệ thực vật
thường dùng trong sản xuất và kinh doanh cây cảnh.
2. Yêu cầu
- Học viên nhận biết được tên, cách sử dụng một số hóa chất Bảo vệ thực
vật.
- Biết cách tính toán nồng độ, liều lượng của các loại hóa chất.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
- Nêu được tác dụng của từng loại hóa chất Bảo vệ thực vật.
3. Dụng cụ, vật tư
- Thuốc Bảo vệ thực vật các loại.
- Dụng cụ xác định nồng độ, liều lượng.
- Dụng cụ pha chê thuốc: ống đong thuốc, bình phun thuốc, xô, chậu
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng:
100% học viên nhận biết được tên các loại thuốc thông
dụng, cách pha chế và sử dụng chúng hiệu quả và an toàn.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu
Bước 2: Xác định tên hóa chất sử dụng
Bước 3: Xác định nồng độ, liều lượng cần dùng
72

Bước 4: Pha hóa chất Bảo vệ thực vật


Bước 3: Phun hóa chất Bảo vệ thực vật.
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các cơ sở sản xuất hoa lan hoặc ngay
tại lớp học. Học viên quan sát mẫu thuốc Bảo vệ thực vật cho biết tên, hướng
dẫn sử dụng, trình bày vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình xác định tên thuốc Bảo vệ thực vật.
+ Kiểm tra quá trình xác định nồng độ, liều lượng thuốc của học viên.
+ Đánh giá quá trình sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật của từng nhóm.
Bài 2: Phòng trừ cỏ dại hại mai vàng, mai chi u thủy
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên biết được đặc điểm sinh vật học của các loài cỏ dại
xuất hiện trong vườn mai vàng, mai chiếu thủy.
- Cách phòng trừ các loài cỏ dại xuất hiện trong vườn mai vàng, mai chiếu
thủy.
2. Yêu cầu
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài cỏ dại xuất hiện trong
vườn mai vàng, mai chiếu thủy.
- Hiểu được đặc điểm sinh học của từng loài cỏ dại xuất hiện trong vườn
mai vàng, mai chiếu thủy.
- Biết cách phòng trừ các loài cỏ dại đó.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
3. Dụng cụ, vật tư
- Các loài cỏ dại trong vườn mai: cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu…
73

- Bảng thành phần các loài cỏ dại trong vườn mai


- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng:
Tên các loài cỏ dại trong vườn mai và biện pháp phòng trừ.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu cỏ dại
Bước 2: Quan sát mẫu cỏ dại
Bước 3: Nêu đặc điểm hình thái
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng trừ hiệu quả
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn mai vàng, mai chiếu thủy .
Học viên quan sát mẫu cỏ dại và vẽ vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu cỏ dại của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác đinh tên cỏ dại của học viên.
+ Nêu đặc điểm hình thái, vẽ hình cỏ dại.
Bài 3: Phòng trừ sâu hại mai vàng, mai chi u thủy
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh,
phát triển của các loài sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
- Cách phòng trừ các loài sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
2. Yêu cầu
74

- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài sâu hại trên cây mai vàng,
mai chiếu thủy.
- Hiểu được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của từng loài
sâu hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
- Biết cách phòng trừ các loài sâu hại.
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do sâu hại gây ra.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
3. Dụng cụ, vật tư
- Các loại sâu hại trên cây mai: sâu cuốn lá, bọ trĩ, rệp bông…
- Bảng thành phần các loại sâu hại trong vườn mai.
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng:
Tên các loại sâu hại trên cây hoa kiểng.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu sâu hại
Bước 2: Quan sát mẫu sâu hại
Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng trừ hiệu quả
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn mai vàng, mai chiếu thủy;cơ
sở sản xuất mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát mẫu sâu hại và vẽ vào
vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
75

- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu sâu hại của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác định tên sâu hại của học viên.
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ sâu hại.
Bài 4: Phòng trừ bệnh hại cây mai vàng, mai chi u thủy
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh,
phát triển của bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
- Cách phòng trừ bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
2. Yêu cầu
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các bệnh hại cây mai vàng, mai
chiếu thủy.
- Hiểu được đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh phát triển của từng loại
bệnh hại trên cây cảnh.
- Biết cách phòng trừ các loại bệnh hại đó.
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do bệnh hại gây ra.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
3. Dụng cụ, vật tư
- Các loại bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy: đốm lá, đốm đen, gỉ
sắt…
- Kính lúp cầm tay.
- Bảng thành phần các loại bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng:
Tên các loại bệnh hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu bệnh hại
76

Bước 2: Quan sát mẫu bệnh hại


Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại
Bước 3: Xác định tên và cách phòng trừ hiệu quả
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn cây cây mai vàng, mai chiếu
thủy ,cơ sở sản xuất cây mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát mẫu bệnh
hại và vẽ vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu bệnh hại của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác định tên bệnh hại của học viên.
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ bệnh hại.
Bài 5: Phòng trừ dịch hại khác trên mai vàng, mai chi u thủy
1. Mục đích
- Hướng dẫn học viên nắm được triệu chứng gây hại, đặc điểm sinh vật học
của các loài dịch hại khác trên mai vàng, mai chiếu thủy
- Cách phòng trừ các đối tượng dịch hại khác gây hại trên cây mai vàng,
mai chiếu thủy.
2. Yêu cầu
- Học viên biết cách nhận dạng đúng tên các loài dịch hại khác gây hại trên
cây mai vàng, mai chiếu thủy.
- Hiểu được đặc điểm sinh học của từng loài dịch hại khác gây hại trên cây
mai vàng, mai chiếu thủy
- Biết cách phòng trừ các loại dịch hại đó.
- Nhận biết các triệu chứng cơ bản do dịch hại khác gây ra.
- Liên hệ với các cơ sở sản xuất để tham quan học hỏi.
77

3. Dụng cụ, vật tư


- Các loại dịch hại khác gây hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy: nhện đỏ,
kiến, ốc sên, sùng…
- Kính lúp cầm tay.
- Bảng thành phần các loài dịch hại trên cây cảnh.
- Bảo hộ lao động.
4. Hình thức tổ chức:
Chia lớp thành các nhóm nhỏ: 5 người/nhóm.
5. Sản phẩm ứng dụng:
Tên các loài dịch hại trên cây mai vàng, mai chiếu thủy và biện pháp phòng
trừ chúng.
6. Nội dung thực hành
Bước 1: Chuẩn bị mẫu dịch hại
Bước 2: Quan sát mẫu dịch hại
Bước 3: Nêu triệu chứng gây hại
Bước 3: Xác đinh tên và cách phòng trừ hiệu quả
7. Tổ chức thực hiện
- Có thể tiến hành buổi thực hành tại các vườn cây mai vàng, mai chiếu
thủy, cơ sở trồng cây mai vàng, mai chiếu thủy. Học viên quan sát mẫu dịch hại
và vẽ vào vở thực hành.
- Từng nhóm trình bày kết quả của nhóm mình.
- Nhóm học viên tiến hành thực hiện các nội dung trên dưới sự giám sát và
uốn nắn của giáo viên.
8. Đánh giá cho điểm
- Tập hợp các nhóm học viên rút kinh nghiệm về các nội dung thực hành.
- Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo nhóm với các công việc sau:
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu dịch hại của học viên.
+ Kiểm tra quá trình quan sát mẫu, xác đinh tên dịch hại của học viên.
+ Nêu triệu chứng gây hại, vẽ dịch hại.
78

V. YÊU CẦ ÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP


Bài 1: Hóa ch t sử dụng trong phòng trừ dịch hại cây trồng

Tiêu í á iá Cách thứ á iá

Nhận biết các loại hóa chất bảo vệ Theo dõi giám sát cách nhận biết hóa
thực vật. chất bảo vệ thực của học viên.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo Đánh giá độ chính xác của học viên
vệ thực vật an toàn và hiệu quả. trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật.

Bài 2: Cỏ dại hại mai vàng, mai chi u thủy

Tiêu í á iá Cách thứ á iá

Nhận biết các loài cỏ dại chính gây hại Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. công việc của học viên.

Thực hiện công tác phòng trừ cỏ dại Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật
đối với từng loài cỏ dại cụ thể.

Bài 3: Sâu hại mai vàng, mai chi u thủy

Tiêu í á iá Cách thứ á iá

Nhận biết các sâu hại chính gây hại Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. công việc của học viên.

Thực hiện công tác phòng trừ sâu hại Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật
đối với từng loài sâu hại cụ thể.

Bài 4: Bệnh hại mai vàng, mai chi u thủy

Tiêu í á iá Cách thứ á iá

Nhận biết các bệnh hại chính gây hại Theo dõi đánh giá từng bước thực hiện
79

trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. công việc của học viên.

Thực hiện công tác phòng trừ bệnh hại Theo dõi đánh giá mức độ chính xác
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy. của việc chọn hóa chất bảo vệ thực vật
đối với từng loài sâu hại cụ thể.

Thực hành mô đun Chấm điểm theo sản phẩm của từng
nhóm.
+ Nhận dạng đúng tên các loài dịch hại
cụ thể trên cây mai vàng, mai chiếu
thủy.
+ Chọn được hóa chất để phòng trừ.
+ Thao tác đúng kỹ thuật trong việc
cân, đo, đong đếm và xác định chính
xác được liều lượng, nồng độ hóa chất
cần dùng.
+ Thực hiện đúng các thao tác trong
việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật
trên cây mai vàng, mai chiếu thủy.
80

TÀI LIỆ THA KHẢ

1. Nguyễn Xuân Cầu, 1996. Kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp.
2. Nguyễn Thị Thu Cúc, 2000. Côn trùng và nhện gây hại cây ăn trái vùng
Đồng Bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị. NXB Nông Nghiệp, Thành
phố Hồ Chí Minh, trang 172 – 182.
3. Hà Thị Hiến, 2003. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại. Nhà xuất bản
văn hóa dân tộc – Hà Nội.
4. Nguyễn Danh Vàn, 2005. Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa kiểng. Nhà xuất bản
trẻ.
5. Danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam 2008, Cục
Bảo vệ thực vật Bộ NN-PTNT.
6. Trần Văn Hai, 2009. Giáo trình Hóa bảo vệ thực vật. Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ.
7. Việt Chương – Phúc Quyên, 2011. Trồng mai – Kỹ thuật bón tưới, phòng trừ
sâu rầy. Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
81

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆ XÂY DỰNG CHƯƠNG TR NH,


BIÊN S ẠN GIÁ TR NH DẠY NGH TR NH Ộ SƠ CẤP
Ngh : T ồ mai và , mai i u t ủy
(Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 04 năm 2013, của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Ông Nguyễn Tiến Huyền Chủ nhiệm


2. Ông Trần Thanh Nhạn Phó chủ nhiệm
3. Bà Lâm Anh Nghiêm Thư ký
4. Bà Trần Phạm Thanh Giang Ủy viên
5. Bà Nguyễn Thị Quyên Ủy viên
6. Ông Nguyễn Văn Chiến Ủy viên
7. Ông Trần Minh Tuấn Ủy viên
82

DANH SÁCH HỘI ỒNG NGHIỆ TH


CHƯƠNG TR NH, GIÁ TR NH DẠY NGH TR NH Ộ SƠ CẤP
N :T ồ mai và , mai i u t ủy
(Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB, ngày 05 tháng 04 năm 2013, của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Phạm Thanh Hải Chủ tịch Hội đồng


2. Hoàng Ngọc Thịnh Thư ký Hội đồng;
3. Kiều Thị Ngọc Ủy viên
4. Nguyễn Thị Thanh Mai Ủy viên
5. Hồ Tiến Dũng Ủy viên

S-ar putea să vă placă și